Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ mấu chốt trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đối với cha mẹ mà nói, làm sao nắm được thời kỳ mấu chốt này, thúc đẩy được sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của trẻ? Nếu muốn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của trẻ, cha mẹ phải nắm bắt được những nguyên tắc dưới đây:
1. Nói chuyện nhiều với trẻ:
- Tận dụng mọi cơ hội nói chuyện với trẻ, là phương pháp quan trọng bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ của trẻ. Thường xuyên chơi đùa vớ trẻ, ra ngoài dạo bộ, mua đồ, ăn mặc đi lại… rất nhiều thứ để nói.
- Chuyện trò giữa người lớn nếu trẻ nghe được thì nên để trẻ nghe
- Chơi trò truyền thoại, có thể làm tăng thêm không khí gia đình, cũng là cơ hội tốt cho trẻ rèn luyện khẩu ngữ
2. Tạo hoàn cảnh ngôn ngữ tốt đẹp cho trẻ
- Cùng trẻ đọc truyện tranh. Cha mẹ có thể kể chuyện cho trẻ nghe, cũng có thể khích kệ trẻ kể lại câu chuyện một cách sáng tạo bằng cách phát huy trí tưởng tượng dựa theo những bức tranh.
- Cùng trẻ thảo luận các tiết mục trên tivi. Thông qua các vấn đề mang tính rộng mở hướng dẫn trẻ phát biểu quan điểm cách nhìn của mình, biểu đạt tư tưởng tình cảm của mình
- Cùng trẻ nói chuyện về những chuyện mới mẻ ở nhà trẻ. Trong quá trình nói chuyện này, cha mẹ nên chú ý đến việc dùng từ đặt câu của mình, dùng từ vừa phải chuẩn xác vừa phải sống động hình tượng, đồng thời ý nghĩa phải rõ ràng, để kiến tạo cho trẻ hoàn cảnh ngôn ngữ tốt đẹp.
3. Khích lệ trẻ mạnh dạn biểu đạt
- Cha mẹ nên khích lệ trẻ tự do nói chuyện với người lớn hoặc bạn bè. Với bạn bè mình, với thầy cô giáo, với cha mẹ, trẻ đều phải thông qua ngôn ngữ để giao tiếp chuyện trò với những đứa trẻ không thích nói chuyện, cha mẹ càng phải khích lệ nhiều hơn. Nếu trẻ động một tý là dùng tay chân, thái độ để biểu đạt thì có lúc bắt buộc cha mẹ phải từ chối yêu cầu của trẻ, yêu cầu trẻ dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý muốn của mình.
- Cha mẹ nên khích lệ trẻ mạnh dạn biểu đạt tình cảm, nguyện vọng, hiểu biết của mình. Giúp trẻ hình thành thói quen tâm sự với cha mẹ những suy nghĩ trong lòng, thói quen này không những giúp thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của trẻ mà còn giúp cha mẹ có thể duy trì được cánh cửa giao lưu tình cảm với trẻ, tạo cơ sở cho việc phát triển những trí tuệ khác của trẻ.
- Trong khi nói chuyện, trẻ có lúc sẽ đưa ra những câu cụt hay do dự, đó là do việc vận dụng từ ngữ ở trẻ chưa được thuần thục, đôi khi lấp lửng có thể là lúc trẻ đang trong quá trình suy nghĩ. Lúc đó, cha mẹ không nên vội vàng, không nên giục trẻ mau nói ra, mà nên mỉm cười với một thái độ khích lệ tỏ ý vẫn đang chờ đợi trẻ nói ra, để tránh tâm lý căng thẳng cho trẻ.
4. Đọc sách cho trẻ.
- Cha mẹ nên dành một chút thời gian để kể chuyện cho trẻ. Buổi tối, trong lúc trẻ đã lên giường chuẩn bị đi ngủ, cha mẹ có thể đọc truyện cho trẻ nghe trong vòng từ 3 đến 5 phút (khi trẻ lớn hơn, thời gian có thể tăng lên).
- Cho trẻ xem sách có tranh ảnh: Sau khi đọc xong sách, chuyển tranh ảnh cho trẻ xem để chúng lật giở và quan sát xem sách miêu tả như thế nào. Đối với trẻ 5, 6 tuổi, chuyện tranh có thể khiến cho việc đọc sách hấp dẫn hơn.
5. Trí tuệ ngôn ngữ trong các chuyến đi
- Kê chuyện có thể khiến cho chuyến đi càng trở nên sinh động có ý nghĩa hơn. Nếu bạn cùng trẻ dạo bộ hoặc lái xe đến một nơi nào đó du lịch, cơ hội này cũng là một phương pháp tốt bồi dưỡng trí tuệ ngôn ngữ của trẻ.
- Tự mình kể chuyện cho trẻ: Chuyện của bạn có thể chỉ là truyền thuyết được nghe lại hoặc câu chuyện nho nhỏ bạn tự nghĩ ra, có thể là một câu chuyện mà bản thân đã trải qua ở tuổi ấu thơ, hoặc một chuyện ngốc nghếch buồn cười mà tuần trước bạn vừa làm… Không nhất thiết mỗi tối đều phải đổi câu chuyện khác. Trên thực tế các câu chuyện lặp lại có dự kiến, cũng có giá trị nhất định, trẻ có thể biết đích xác tiếp theo sẽ xảy ra những gì.
- Nghe trẻ kể chuyện: Không nhất thiết lần nào bạn cũng là người kể chuyện, nhất là khi trẻ đã có thể biểu đạt lưu loát, bạn có thể yêu cầu con kể chuyện hoặc cùng con thi kể chuyện. Như thế, kể chuyện có thể khiến một chuyến đi bình thường trở thành một lần trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục khi trẻ đã lên 5,6 tuổi, chúng có thể cùng bạn kể chuyện.