Trong 6 tháng đầu tiên, bé yêu không cần bất cứ thức ăn nào ngoài sữa mẹ và sữa công thức.
Bú sữa mẹ
Sữa mẹ có tác dụng giúp bé yêu phát triển, ít bị nhiễm khuẩn. Bé yêu cũng hồi phục nhanh hơn nếu bé bị ốm. Những cơn táo bón hoặc những cơn rối loạn dạ dày hầu như không có.
Bé yêu vẫn thích bầu ngực mẹ hơn là bú bình, vì thế hãy tập cho bé bú mẹ. Đặc biệt là sữa non. Sữa non giúp cho hệ thần kinh của bé phát triển tốt và bảo vệ chúng không bị ốm đau.
Nếu như bạn muốn hỗn hợp cho bé vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa bình hoặc bạn không có sữa cho bé bú thì bạn có thể lựa chọn sữa công thức cho 12 tháng đầu đời của bé.
Uống sữa bình
Nên chọn sữa công thức từ sữa bò để bé yêu nhận được dinh dưỡng tốt nhất. Bạn nên cho bé uống sữa công thức tới khi bé ít nhất được 1 tuổi.
Khi bạn cho bé uống sữa công thức, bạn cần rửa sạch tay và các dụng cụ liên quan. Bạn nên tiệt trùng bình sữa trước khi dùng chúng.
Có thể làm theo cách sau:
- Dùng nước máy sạch (không dùng nước đã đun sôi để nguội trước đó).
- Đổ vào ấm nước 1 lít nước.
- Đun sôi nước lên.
- Để nước nguội khoảng nửa tiếng.
- Cho nước vào bình sữa đầu tiên trước khi cho sữa bột.
- Lắc đều sữa lên.
- Thử độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít sữa ra tay bạn. Nếu nhiệt độ vừa đủ cho bé uống thì bạn mới cho bé uống phòng bị bỏng.
- Nếu như bé không uống hết sữa thì hãy vứt bỏ đi chứ không nên để cho bé uống sau. Bạn cũng nên vứt bỏ sữa đã pha sau khi để khoảng 2 giờ.
Bạn cũng có thể dùng sữa công thức đã pha sẵn có hạn sử dụng và được tiệt trùng. Nhưng nó sẽ đắt hơn là sữa bột.
Khi bạn ra ngoài, bạn có thể cho nước sôi vào trong một cái chai giữ nóng và khi cần bạn có thể lấy ra dùng hoặc bạn cũng có thể pha sữa và cho vào bình lạnh, túi để lạnh. Chất lượng sữa vẫn đảm bảo.
Khi nào thì cho bé ăn dặm?
Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bạn mới nên cho bé ăn dặm. Chúng ta phải chờ đến khi bé được 6 tháng tuổi mới cho ăn dặm vì nếu cho bé ăn trước đó, bé sẽ gặp các vấn đề về dạ dày. Chỉ sau 6 tháng, thể chất của bé mới sẵn sàng để ăn dặm. Vào độ tuổi này, bé có thể ngồi, điều khiển đầu và có thể nhận được thức ăn từ miệng. Hệ tiêu hóa và hệ thần kinh cũng khỏe hơn, thích thú với thức ăn và việc nhai hơn. Khi cho bé ăn dặm, bạn nên chú ý có rất nhiều thức ăn không nên cho bé ăn như gan, pa-tê, phó mát chưa tiệt trùng, thực phẩm có thể gây dị ứng như đậu phộng hoặc gây hóc như các loại hạt.