Sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến cho việc tắm nắng cho các bé bị hạn chế. Thậm chí có những em bé không bao giờ được tắm nắng. Chính vì vậy cho dù dinh dưỡng tốt đến đâu thì việc bé bị thiếu canxi là điều đương nhiên. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ thiếu canxi và hướng khắc phục tình trạng trên của trẻ như thế nào là câu hỏi đặt ra của hầu hết các bậc làm cha mẹ. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé.
Nguyên nhân trẻ bị thiếu canxi
- Thiếu canxi từ trong bào thai: Khi mang thai người mẹ không bổ sung kịp thời lượng canxi còn thiếu, lượng canxi dùng để cung cấp cho bé chủ yếu được lấy từ xương của người mẹ, nếu người mẹ bị thiếu canxi thì lượng cung cấp cho bé cũng không đủ vì dẫn đến tình trạng thiếu canxi từ trong bào thai.
- Các bệnh lý bào thai khiên trẻ bị thiếu canxi: Những bệnh như bệnh vôi hóa nhau thai, canxi hóa nhau thai, ….cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi đối với sự phát triển của trẻ.
- Dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh chưa đầy đủ: Sau sinh bà mẹ vẫn cần chăm sóc đặc biệt đồng thời bổ sung canxi thường xuyên hơn để lượng canxi tiết ra sữa được đầy đủ để bé có sự hấp thu tối đa từ nguồn sữa mẹ.
- Tắm nắng đúng cách cho bé: Trẻ sau sinh cần được tắm nắng theo chu kỳ để đảm bảo sự hấp thụ canxi vào cơ thể được hoàn toàn. Đồng thời tắm nắng giúp quá trình tổng hợp canxi trong cơ thể vào xương giúp xương chắc và khỏe hơn.
- Những bất thường trong chuyển hóa vitamin D từ cơ thể của đứa trẻ như: suy tuyến cận giáp, chế độ ăn thiếu canxi, thừa phosphate… Ngoài ra, trẻ sinh nhẹ cân, đặc biệt là những trẻ chậm phát triển trong tử cung, mẹ bị tiểu đường, sinh bị ngạt, trẻ sinh non bị suy hô hấp… cũng là những đối tượng có nguy cơ thiếu canxi cao. Trẻ không được hoặc ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng dễ bị giảm can-xi máu do thiếu vitamin D.
Những tác hại khi bé bị thiếu canxi
- Hiện tượng khóc đêm không rõ nguyên nhân: khi ngủ, trẻ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy, trẻ thường khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt. Cơn khóc có thể kéo dài nhiều giờ hoặc suốt đêm không rõ nguyên nhân. Tình trạng này diễn ra nhiều ngày liên tiếp.
Trẻ hay quấy khóc cũng là biểu hiện cho thấy trẻ bị thiếu canxi (Ảnh minh họa)
- Hiện tượng đổ mồ hôi trộm: Thông thường trẻ em thường dễ bị nóng và cũng dễ bị lạnh hơn người lớn do thân nhiệt của trẻ chưa ổn định. Nhưng nếu trẻ ra nhiều mồ hôi về đêm, ngay cả khi không vận động thì cha mẹ hãy nghĩ đến việc đưa con đi kiểm tra lượng canxi trong máu để biết bé đang ở tình trạng nào. Đây là tác hại khi trẻ bị thiếu canxi thường gặp nhất.
- Bé chậm phát triển: Như mọc răng muộn, răng sậm màu, dễ gãy, bé chậm biết bò, chậm biết đi.
Trẻ thiếu canxi cũng chậm phát triển hơn những bạn cùng lứa tuổi (Ảnh minh họa)
- Bị rụng tóc vùng sau gáy: Là Khi hiện tượng rụng tóc hình vành khăn có nghĩa bé đã bị thiếu canxi ở mức độ nặng vì thế cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay và có biện pháp bổ sung canxi kịp thời.
- Có các biểu hiện ở xương: Vùng thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê… cũng là do thiếu canxi.
- Các trường hợp thiếu canxi nặng còn dẫn đến những di chứng như: chuỗi hạt sườn, dô ức gà. Vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O, cơ hô hấp kém hoạt động làm trẻ dễ bị viêm phổi, trương lực cơ thành bụng giảm làm cho bụng chướng, rốn lồi.
- Tình trạng nặng hơn khi trẻ bị thiếu canxi trẻ thường có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt do co thắt cơ hoành, ọc sữa do co thắt cơ dạ dày… tiêu và tiểu són nhiều lần do co thắt cơ thành ruột và cơ bàng quang.
- Nếu nghi ngờ bé bị thiếu canxi cha mẹ nên đưa bé đi khám và xử lý, bổ sung kịp thời cho bé để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Những biến chứng do thiếu canxi như gù vẹo cột sống, lép ngực, cong chân, răng hô, bẹp đầu…. sẽ là di chứng suốt đời cho trẻ và khó có thể khắc phục được. Vì vậy hãy chú ý đến những biểu hiện thiếu canxi đầu tiên và có những đợt khám sức khỏe định kỳ cho bé, tránh những di chứng đáng tiếc xảy ra khi bé bị thiếu canxi nhé.
Những tác hại khi bé bị thiếu canxi
- Can-xi không được tạo ra trong cơ thể: Lượng canxi cần thiết cho bé cơ thể không thể tự tạo ra được mà được cung cấp hàng ngày bởi thức ăn. Vì thế những thực phẩm giàu can-xi như: sữa, các chế phẩm của sữa, mè, trứng, tép, cua đồng, rạm, đậu nành, những chế phẩm làm từ đậu nành là nguồn canxi tự nhiên quý giá cho cơ thể bé mà cha mẹ có thể dễ dàng tìm thấy.
- Muốn can-xi được hấp thu và sử dụng tốt, cơ thể phải có đủ vitamin D. Lượng vitamin D tự nhiên được tổng hợp tốt nhất nhờ ánh sáng mặt trời vì thế việc tắm nắng thường xuyên cho bé là việc làm không thể thiếu.
- Bổ sung canxi đúng cách: Các bậc cha mẹ không nên tự ý bổ sung canxi cho con mình mà nên thăm khám rồi bổ sung theo đơn nếu bé bị thiếu canxi. Nhiều trường hợp bổ sung canxi tự ý dẫn đến tình trạng bé bị thừa canxi, không tốt cho thận.
- Bên cạnh việc bổ sung canxi cho bé cha mẹ nên tạo cho bé thói quen tập luyện vận động hàng ngày để bé có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tối đa nhất.