Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mẹo hay chỉ cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi

Mẹo hay chỉ cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi thường được lưu truyền trong dân gian chính là mẹ bò quanh giường. Cách này tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng lại được nhiều bà mẹ tin tưởng và áp dụng thành công.

Tràng hoa quấn cổ là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ, khoảng 30% mẹ bầu gặp phải

Tràng hoa quấn cổ có ý nghĩa gì?

Hiện tượng tràng hoa quấn cổ khi mang thai chính là tên gọi khác của dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng. Cứ 10 mẹ mang thai thì có 3 mẹ bầu gặp phải tình trạng không mong muốn này.

Trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi thường hiếu động, thay đổi vị trí thường xuyên, nhào lộn nhiều trong bụng mẹ khiến tình trạng dây rốn quấn lại quanh người, nhiều nhất là vùng cổ. Tình trạng này sẽ không quá nguy hiểm nếu phát hiện và can thiệp kịp thời trong quá trình mang thai. Tuy vậy, vẫn có một số nhỏ trường hợp tràng hoa quấn cổ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.

Tràng hoa quấn cổ quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian để tránh hiện tượng tràng hoa quấn cổ mẹ cần kiêng cữ:

Bà bầu kiêng bước qua dây hoặc võng

Bà bầu nếu bước qua dây hoặc vòng thai nhi sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Hiện vẫn chưa có lý giải khoa học nào về quan niệm này. Cách hiểu đơn gian chỉ là bảo vệ mẹ bầu trước các nguy cơ vấp, té ngã nếu không cẩn thận trong việc đi đứng. Y khoa hiện đại khẳng định việc bà bầu bước qua vật gì đó hay sợi dây chẳng có bất cứ sự liên quan nào.

Không đeo trang sức quấn nhiều vòng

Tương tự như việc không bước qua dây và võng, việc mẹ bầu đeo trang sức nhiều vòng cũng cần kiêng cữ vì hình ảnh này dễ liên tưởng đến các tràng hoa quấn thành nhiều vòng trên cổ thai nhi.

Theo dân gian, nếu trong thai kỳ, mẹ thích sử dụng trang sức dạng này chính là điềm báo không vui cho bé. Khoa học không công nhận hiện tượng này và chỉ khuyên  bà bầu nên cẩn thận khi đeo trang sức đắt tiền để tránh những nguy hiểm rình rập như cướp giật chẳng hạn.

Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ

Đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ thường được phát hiện nhờ siêu âm. Không chỉ biết được thai nhi có bị dây rốn quấn hay không, siêu âm còn cho phép bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng, và tình hình sẽ nguy hiểm đến mức nào. Tuy nhiên, bầu cũng không vì thế mà lơ là nhé!

Những cú đạp của con thể báo hiệu tình trạng sức khỏe không tốt khi bị tràng hoa quấn cổ

Mẹ nên thường xuyên theo dõi những cú “tung chưởng” mỗi ngày của con. Nếu bé đạp ít hoặc dữ dội hơn bình thường, bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Tràng hoa quấn cổ 1 vòng

Dây rốn có thể quấn 1 vòng hoặc 2-3 vòng quanh cổ thai nhi tùy từng trường hợp. Phổ hiến nhất là quấn 1 vòng. Nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong lịch khám thai định kỳ vì hiện tượng này không đáng ngại. Ngoài ra, tình trạng này cũng đã được chứng minh có tác động rất ít tới nguy cơ chết non của thai nhi khi sinh.

Bé bị tràng hoa quấn cổ sẽ thông minh?

Đây là một trong những lời tương truyền vô căn cứ nhất từ trước đến nay. Nhiều bà mẹ tin rằng em bé bị tràng hoa quấn cố sau này sinh ra sẽ thông minh, học giỏi. Nhưng y học đã chứng minh điều ngược lại, khi bị dây rốn siết chặt nhiều vòng, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, máu nuôi thai nhi sẽ gặp khó khăn. Vì thế, trẻ sau này có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu.

Nguy hiểm hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đẻ mổ để đảm bào an toàn cho cả mẹ và con. Vì nếu đẻ thường em bé có nhiều nguy cơ nghẹt thở và tử vong.

Cách chữa dây rốn quấn quanh cổ thai nhi

Y học hiện đại chưa tìm ra phương pháp khoa học nào để khắc phục hiện tượng tràng hoa quấn cổ mà chỉ hi vọng vào khả năng vận động của thai nhi để bé tự “gỡ rối”.

Trong dân gian thì lưu truyền mẹo vặt” Mẹ bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, thai quấn bao nhiêu vòng thì bò bấy nhiêu lượt”. Nhiều mẹ thực hiện và đã thành công. Mẹ nên lưu ý một số điểm:

  • Không nên bò ngay khi vừa ăn xong
  • Không bò quá nhiều vòng gây chóng mặt và ảnh hưởng đến thai nhi
  • Nếu thai máy bất thường lập tức đến bệnh viện vì có thể bé bị quấn cổ quá chặt
  • Như vậy, cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi đơn giản theo dân gian chỉ là mẹ bò quanh giường. Tuy không hiệu quả 100% nhưng ngại gì không thử vì khoa học hiện đại cũng chưa tìm ra phương pháp nào hữu dụng hơn.
ctvthuy - 29/03/2024
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ
  • Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?
  • Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn