Khi bé bước vào tuần thứ 2, hầu như các bà mẹ bắt đầu thấy bớt căng thẳng do họ cảm nhận hụt hẫng khi không còn cảm giác mong chờ hồi hộp như trong thời gian mang thai nữa.
Ở độ 2 tuần tuổi, bé trở nên gần gũi hơn. Bạn dần dần quen với âm thanh, giọng nói của bé, nết ăn ngủ của bé. Mỗi ngày, cơ thể bé dần dần tự điều chỉnh hoàn thiện và phù hợp với môi trường sống mới khi ra khỏi bụng mẹ. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa bé không cần phụ thuộc vào bạn để được đáp ứng nhu cầu hằng ngày.
Vệ sinh
- Tắm cho bé cũng là công việc đòi hỏi tập trung cao độ nhưng đây là lúc bạn và bé có thời gian gần gũi với nhau hơn. Người cha có thể sẽ thích thay bạn làm công việc này để bạn có thời gian rảnh tay nghỉ ngơi hoặc làm việc khác. Bạn không cần phải đứng gần đó chỉ đạo hoặc giám sát dù bạn biết mình có thể làm tốt hơn. Nếu bạn thích tắm chung với bé, đó cũng là ý hay. Hãy nhớ rằng bé sẽ rất dễ bị tuột tay và cẩn thận khi ẵm bé bước vô ra nơi có nước dễ trơn trợt.
- Một cách an toàn khác là bạn nên nhờ người khác ẵm bé vào khi bạn đã chuẩn bị sẳn sàng trong phòng tắm và sau khi tắm xong, người đó sẽ giúp bạn ẵm bé ra ngoài.
- Giữ thói quen rửa tay sau khi thay tã cho bé. Không nhất thiết phải sử dụng nước khử trùng, điều quan trọng là bạn rửa tay bằng xà bông, xả nước thật sạch và lau khô. Đặt kem dưỡng da tay gần đó để bạn luôn nhớ để sử dụng giúp da tay không bị khô da.
Chăm sóc vùng rốn
- Vào thời điểm này, cuống rốn của bé đã được rụng. Trong vùng rốn sẽ còn dính lại một chút xíu da khô, phần còn lại của cuống rốn. Hãy để thông thoáng vùng rốn để mau khô. Bạn cũng đừng lo khi thấy vết máu nhỏ trên tã của bé. Chỉ cần vệ sinh cẩn thận và làm khô bằng cây tăm bông gòn sau khi tắm bé là được.
Uống sữa
- Tránh việc ép bé vào lịch bú theo giờ giấc trong giai đoạn này, thay vào đó, bạn chỉ cần cho bé bú khi bé cần và khi bé nhìn có vẻ đói.
- Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ, bạn sẽ cảm thấy có chút bất tiện. Nếu nói cho con bú không gây đau đớn là không đúng sự thật. Ngay cả khi bé nằm đúng tư thế, núm vú nhạy cảm vẫn cần vài tuần để làm quen. Và mỗi khi cho bé bú, bạn cũng cần tập làm quen với cảm giác không thoải mái khi phải kéo đầu vú cho vừa miệng bé.
- Nói chung, việc đầu vú bị trầy, đau và khó chịu đều do sai tư thế cho bú. Bạn cần phải điều chỉnh ngay lập tức để tránh tổn thương.
Giấc ngủ
- Nơi an toàn nhất để cho bé 2 tuần tuổi ngủ là chiếc giường cũi hoặc xe đẩy có mui đặt cạnh giường bạn. Dù sao đi nữa, bạn sẽ cần đặt bé gần bạn để đảm bảo bé luôn trong tầm nhìn và dễ dàng chăm sóc bé. Khác với cách ngủ yên tĩnh, bé có thể gây ồn ào trong lúc ngủ. Đừng lo lắng khi bé có những tiếng lầm bầm, rên rỉ, thút thít, khụt khịt và xoay chuyển.
- Bé vẫn sẽ tiếp tục ngủ suốt ngày lẫn đêm ngay cả khi đang bú. Mỗi ngày các bé có vài lần hoàn toàn tỉnh táo và linh hoạt. Việc bé khóc không có lý do cũng sẽ làm bạn lo lắng. Dĩ nhiên các bà mẹ sẽ phải dỗ dành bé nín khóc, nhưng cách nào là tốt nhất? Hãy thử ẵm bé đi lại trong phòng, đu đưa, nựng nịu, kiểm tra tã, quấn lại khăn, hoặc thậm chí tắm bé bằng nước ấm cũng là những các hiệu quả để vỗ về bé.
Hành vi
- Bé sử dụng năng lượng nhiều trong việc bú sữa. Đối với những bé sinh non, bệnh vàng da, sinh thiếu ký hoặc sinh đẻ có sự can thiệp, bé sẽ ngủ nhiều hơn bình thường và bạn phải đánh thức bé để cho bú. Bạn có thể chỉ cần nhẹ nhàng cởi bớt lớp khăn tã lót để đánh thức bé dậy cho bú.
- Một vài bé sẽ rất linh lợi và phản ứng nhanh nhạy hơn vì ở mỗi cá thể phát triển hành vi và cá tính khác nhau. Bạn có thể thấy cá tính của bé rõ rệt ngay từ lúc mới sinh.
- Chắc chắn bạn sẽ tự so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mình và bé. Dĩ nhiên sẽ có một số lượng gen di truyền về một số đặc điểm của bạn mà bé thừa hưởng, nhưng không có nghĩa bé sẽ hoàn toàn giống bạn sau này.
Tã
- Trong số những hoạt động chăm sóc bé trong ngày, thay tã là việc lặp đi lặp lại thường xuyên nhất. Hãy luôn đảm bảo làn da non nớt của bé được nâng niu.
- Khi thay tã, bạn nên chuẩn bị một nơi thật tiện dụng, có sẵn đồ dùng trong tầm với của mình và dễ vệ sinh.
- Sử dụng tã dán sơ sinh để chăm sóc tốt nhất, nhờ thiết kế chống tràn giúp mẹ đỡ vất vã hơn.
- Sắp xếp lại một cách khoa học việc bỏ tã đã sử dụng để giúp bạn hạn chế việc đi lại thùng rác chục lần trong ngày.
- Khi giặt ủi khăn tã cho bé, bạn không được khuân vác nặng vì những dây chằng ở vùng lưng và xương chậu vẫn còn yếu sau khi sinh, dễ gây tổn thương vùng cơ bắp.