Mỗi ngày trôi qua, bạn đều thấy đứa con bé bỏng 4 tuần tuổi của mình luôn có sự thay đổi đặc biệt. Làn da lốm đốm, mí mắt múp míp và tróc da (gặp ở bé sinh quá ngày), tất cả sẽ trở nên ổn định hơn. Con bạn sẽ cử động hoạt bát hơn và duỗi thẳng tứ chi nhiều hơn. Giai đoạn này còn quá sớm nên bé vẫn chưa kiểm soát được vận động toàn thân tuy nhiên bạn sẽ không còn thấy tư thế cuộn tròn quen thuộc như đang nằm trong bụng mẹ nữa.
Phần đầu của bé cũng đang thay đổi hình dáng. Nếu bạn sinh thường, đầu của bé cần thay đổi thon gọn để đi qua khung chậu cho tốt. Nên ở giai đoạn bé 4 tuần tuổi này, đầu bé trở nên tròn đều hơn.
Lúc này, bé sẽ vẫn còn ít lông tơ mềm mại trên da, nhất là vùng vai và lưng. Nhưng chúng sẽ rụng bớt. Nếu bé sinh non hoặc lông tơ đậm màu, bạn sẽ thấy chúng rất rõ.
Dinh dưỡng của bé
- Bạn không cần lo lắng nếu bé có oẹ ra một ít sữa sau mỗi cử ăn. Chiếc van đậy dạ dày thường dãn ra một chút sau ăn nên sữa dễ trào ngược lên thực quản. Do đó, bạn nên tập thói quen để khăn tay gần chỗ bé oẹ sữa. Vấn đề này không có gì lo lắng trừ khi con bạn không lên cân hoặc chậm tăng trưởng do nôn ói nhiều.
- Nếu bạn cho con bú sữa mẹ bạn sẽ thấy nguồn sữa mẹ ít hơn vào buổi chiều. Nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa có thể giúp tăng lượng sữa mẹ. Những người mới làm mẹ thường rất dễ bỏ ăn và luôn chỉ tập trung lo lắng cho con. Nhưng thực sự người mẹ rất cần duy trì lượng đường trong máu ổn định và ăn uống đủ chất, nhiều năng lượng, để có thể tạo ra sữa hiệu quả.
Giấc ngủ của bé
- Từ tuần này, bé thích thức lâu hơn sau mỗi cữ ăn. Tính cách và tính khí của bé đã bộc lộ rõ ngay cả giai đoạn sớm này. Một số bé tự nhiên trở nên yên lặng, trầm tĩnh và nói chung là dễ “đoán ý” hơn các bé khác. Một số bé thích gây chú ý, thích được ôm ấp và trấn an hơn. Ở tuổi này, bé không biết cách điều chỉnh cảm xúc nên rất cần sự giúp đỡ của bạn.
- Các bé rất cần được trấn an và vỗ về trước khi chìm vào giấc ngủ. Đu đưa, xoa dịu và vỗ về sẽ truyền tải thông điệp rằng bạn luôn ở gần bên để giúp các bé an tâm thư giãn để ngủ.
Thái độ và sự phát triển của bé
- Ở tuần này, bạn cũng sẽ bắt đầu nghe được bé thì thầm hoặc tạo ra âm thanh nho nhỏ. Những nỗ lực nói sớm này là cách bé đang cố gắng xây dựng kỹ năng giao tiếp. Bạn có thể nói chuyện với bé bằng cách đến gần sát mặt bé, nhìn bé và tỏ ra hân hoan với cuộc chuyện trò của bé.
- Giai đoạn này vẫn còn rất sớm để thấy nụ cười thực sự nhưng bạn có thể thấy con bạn nhăn nhó và ọ ọe trên khuôn mặt bé nhỏ của chúng. Nếu bé bị đau, đói, mệt mỏi hay chán chường, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì khả năng biểu cảm trên khuôn mặt bé.
- Nếu bé nằm sấp, bé có thể nâng đầu lên tuy là rất nhanh. Việc cho bé nằm sấp vài lần mỗi ngày là rất quan trọng vì sẽ giúp cho sự phát triển cơ cổ và cơ ngực của bé. Tuy nhiên, bạn phải luôn để mắt đến bé khi bé nằm sấp.
Tã
- Từ bây giờ, bạn có thể theo dõi bé qua việc thay tã. Phân của bé sẽ giúp bạn biết được bé ăn uống tốt thế nào. Một trong những dấu hiệu hấp thu sữa mẹ đầy đủ là bé sẽ đi cầu khoảng 6 lần mỗi ngày. Phân bé mềm, sệt, màu vàng mù tạt.
- Trường hợp bé uống sữa công thức, bạn không cần lo lắng nếu không thấy bé đi cầu mỗi ngày. Miễn là phân của bé còn mềm và sệt, bạn sẽ yên tâm là bé không bị bón.
- Hãy luôn đảm bảo làn da non nớt của bé được nâng niu, tuyệt vời như vòng tay mẹ với dòng Tã dán Sơ sinh Huggies nhé!
Vệ sinh cho bé
- Một số bé mắt sẽ bị dính hoặc ẩm ướt lúc 4 tuần tuổi. Có thể có ghèn ở một hoặc cả hai mắt. Bạn nên dùng nước ấm và sạch để lau quanh mắt cho bé, lau từ góc trong mắt ra góc ngoài. Nguyên nhân có thể do tắc nghẽn đường thoát nước mắt hoặc do nhiễm trùng. Nếu mí mắt của bé vẫn cứ dính nhau, chưa chịu mở hẳn ra, bạn nên cho bé đến gặp bác sĩ.
- Nếu là bé trai, lúc này bạn không cần chú ý đến da quy đầu. Nó sẽ từ từ tách ra khỏi dương vật của bé khi bé 4-5 tuổi.
- Nếu bạn có con lớn hơn, bạn có thể tắm bé cùng với các bé lớn. Nhớ chú ý nhẹ nhàng và tránh nước vào mặt bé. Cách khác, bạn có thể tắm bé mới sinh riêng, để lưng dễ chịu, bạn có thể đặt thau tắm trên bàn.