Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những điều mẹ cần biết khi chăm sóc bé mới sinh

Việc chăm sóc trẻ mới sinh thường khiến ba mẹ lo lắng, đặc biệt đối với những ai lần đầu “lên chức”. Meyeucon.org sẽ gợi ý cho mẹ 4 điều cần lưu ý khi chăm sóc cục cưng của mình nên mẹ đừng quá lo lắng nhé

1

 Sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi, cuối cùng mẹ đã có thể ôm thiên thần nhỏ vào lòng. Đây chắc chắn là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời của người mẹ. Đối với những ai lần đầu làm bố mẹ, đây cũng là khoảng thời gian đầy thử thách khi phải áp dụng những kiến thức chăm sóc trẻ mới sinh vào thực tế.

1. Cách cho bé bú

Việc cho bé bú tưởng chừng đơn giản nhưng không phải mẹ nào cũng làm đúng. Sau khi được kiểm tra sức khỏe và trả về cho mẹ, bé cần được bú ngay. Lúc này, lượng sữa của mẹ có thể không nhiều nhưng nguồn sữa non này sẽ bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng. Hơn nữa, dạ dày của bé còn rất nhỏ nên mẹ yên tâm, bé sẽ không bị đói.

Trước khi cho bé bú, mẹ cần vệ sinh đầu vú sạch sẽ bằng khăn ấm. Sức đề kháng của bé lúc này rất yếu, có thể bị tấn công bởi vi khuẩn ở đầu ti, dẫn đến các bệnh về tiêu hóa.

Tư thế cho bé bú cũng rất quan trọng, có 3 tư thế được các chuyên gia khuyên, đó là tư thế bế ngang, tư thế nằm và kiểu ru ngủ. Bé bú không đúng cách khi ngậm chưa hết quầng vú; bé bú chọp chọp, nghe như có hơi hòa cùng; vú mẹ thỉnh thoảng bị tuột ra khỏi miệng bé.

2. Cách tắm cho bé

Nguyên tắc đầu tiên mẹ cần nhớ là không được để bé một mình trong phòng tắm. Phòng tắm cho bé phải kín gió, nhiệt độ khoảng 24°C vì em bé rất dễ mất nhiệt khi mới vừa ra khỏi nước.

Để pha nước tắm cho bé, mẹ hãy đổ nước lạnh vào trước, sau đó đổ nước nóng vào. Dùng khuỷu tay để đo nhiệt độ của nước xem đã phù hợp với bé chưa. Đối với trẻ sơ sinh, mức nước khoảng 13cm hoặc ở mức ngang vai bé là vừa.

Khi tắm, các mẹ tránh để ướt phần rốn và chỉ nên tắm cho bé khoảng 1-3 lần mỗi tuần. Mẹ nên tắm bé lúc có ánh nắng mặt trời, từ 10-11 giờ sáng và 3-4 giờ chiều. Tắm bé trong khoảng 4-5 phút, tránh để con quá lâu trong nước vì sức đề kháng còn yếu, dễ nhiễm lạnh.

3. Thay tã cho bé

Làn da non nớt của trẻ sơ sinh rất dễ kích ứng với các chất liệu tã kém hay có khả năng thấm hút kém. Vì vậy, không có gì lạ khi rất nhiều mẹ quan tâm đến việc lựa chọn tã cho con.

Tùy theo cân nặng của con, mẹ nên lựa chọn loại tã phù hợp. Với trẻ sơ sinh mới chào đời, các mẹ nên mua size NB cho bé từ 0-5kg, đến hết tháng thứ 1 và tháng thứ 2 bé bắt đầu mặc vừa size S (từ 4-8 kg); sau đó mẹ tiếp tục dựa vào cân nặng cũng như nhu cầu cụ thể của bé để thay đổi size.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tã giấy. Mẹ cần lưu ý rằng tã giấy cho trẻ sơ sinh tốt nhất là loại có khả năng hút ẩm và thấm tốt, đồng thời không thấm ngược lên, giúp da bé không bị ẩm, không gây kích ứng da, ngứa ngáy, trầy xước và hăm đỏ.

Trong các thương hiệu tã nổi tiếng hiện nay, tã dán được nhiều mẹ tin dùng và giới thiệu với nhau. Hiện nay đã có dòng tã dán sơ sinh mới với nhiều điểm tốt vượt trội hơn miếng lót với tã vải mẹ hay dùng. Đầu tiên, tã dán thấm hút tốt hơn miếng lót, nên da bé được khô thoáng hơn. Tiếp theo tã rất mềm mại và vừa vặn nên không lo hằn da bé.

4. Cách bế bé

Cổ trẻ sơ sinh rất yếu, nếu bố mẹ không bế đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến bé. Đối với trẻ từ 0-2 tháng tuổi, mẹ nên bế bé theo hướng nằm ngang, không nên xốc thẳng lưng bé lên vì cổ và xương sống lúc này của bé cực kỳ yếu.

Đối với bé từ 3-5 tháng tuổi, mẹ có thể bế bé thẳng đứng nhưng đừng quá lâu vì cơ thể của con vẫn chưa cứng cáp. Tư thế bế tốt nhất là theo hướng nghiêng. Với trẻ 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể ẵm bồng với nhiều tư thế khác nhau, nhưng không được bế ngang hông vì sẽ làm xấu dáng đi của bé khi lớn. Tư thế này chỉ phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Mẹ cần lưu ý rằng trẻ sơ sinh cần được đỡ chắc ở phần đầu và mông. Khi bế, cơ thể bé nên cách mặt mẹ khoảng 30-45cm. Bố mẹ nên tháo hết phụ kiện như đồng hồ, nhẫn, vòng tay… để tránh làm trầy xướt làn da mỏng manh của bé. Mẹ cũng có thể giao tiếp với bé như mỉm cười, nói chuyện trong lúc bế bé để tăng cường tình cảm giữa mẹ và bé.

ctvthuy - 08/02/2018
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ
  • Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?
  • Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn