Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất liên quan đến thời kỳ mang thai. Mặc dù khá quen thuộc và phổ biến nhưng nó ít được nhắc đến nhất trong những vấn đề của thai kì. Sự bối rối và miễn cưỡng khi nhắc đến các vấn đề về rối loạn chức năng đường ruột của chúng ta khiến nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ là người duy nhất gặp phải vấn đề đó. Nhưng những nghiên cứu xung quanh vấn đề táo bón có thể khiến chúng ta cảm thấy yên tâm, có vẻ như 10-40% phụ nữ mang thai sẽ trải nghiệm nó ở các mức độ khác nhau.
Táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Đây là triệu chứng bình thường khi mang thai, kết quả của lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc các bệnh khác.
Táo bón là gì?
Táo bón liên quan đến sự lưu chuyển của những chất thải rắn và nhỏ trong đường ruột. Nó liên quan đến sự thống nhất chứ không phải là sự đều đặn của các chuyển động trong ruột. Càng nằm lâu trong ruột, nước có trong chất thải bị tái hấp thu vào trong cơ thể càng nhiều hơn.
Một trong những chức năng chính của ruột già là hấp thu bớt nước trở lại thông qua niêm mạc ruột. Ở một số người, chất thải tồn tại quá lâu trong ruột mà không được đưa ra ngoài sẽ mất hết nước, trở nên cứng và khô.
Một vai trò khác của ruột già là tống đẩy chất thải dọc theo thành ruột theo hướng trực tràng. Khi có sự gián đoạn trong quá trình này, chất thải sẽ bị dồn lại lâu hơn cần thiết và gây ra táo bón.
Cơ thể cần một lượng nước nhất định để giúp chất thải rắn tạo hình và chuyển động trong ruột. Có ít nước sẽ gây đau khi chuyển động đẩy chất thải xuống của ruột, dẫn đến đau hậu môn và đôi khi gây mất nước ở các mô. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hôi miệng, cơ thể cảm giác thấy mệt mỏi và chậm chạp.
Tại sao chứng táo bón trong khi mang thai lại phổ biến?
Một số yếu tố góp phần dẫn đến táo bón khi mang thai, bao gồm:
- Progesterone. Nội tiết tố này đóng vai trò trong việc làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho sinh nở. Nhưng nó cũng có gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột.
- Thay đổi trong vận động, chế độ ăn uống và buồn nôn. Lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Trọng lượng của thai nhi trong tử cung, đè lên ruột và tác động của việc này lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.
- Hoạt động của ruột non bị suy yếu. Điều này ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già.
- Chuyển động trong ruột bị chậm lại.
- Một số thực phẩm có xu hướng làm trầm trọng thêm táo bón như sữa, thực phẩm từ sữa, phô mai và quá nhiều thịt đỏ. Thức ăn đậm đặc protein có thể khó tiêu hóa hơn so với thức ăn thực vật giàu chất xơ và ngũ cốc. Nhiều phụ nữ đã thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai.
- Bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Một số phụ nữ thấy rằng họ không thể tiếp tục dùng thuốc bổ sung sắt vì làm chứng táo bón trầm trọng hơn. Hãy dùng các loại thực phẩm nhiều sắt như rau lá xanh, các loại thịt đỏ và các loại đậu…để thay thế.
- Táo bón cũng thường gặp ở những phụ nữ bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.
- Bỏ qua các dấu hiệu cần phải đi vào nhà vệ sinh. Nhịn đi vệ sinh, không đi ngay khi có nhu cầu hoặc bỏ qua các tín hiệu của cơ thể… đều có thể dẫn đến táo bón. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến những thay đổi trong tình trạng chung của thành ruột và trực tràng, nghĩa là cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.
Làm gì để điều trị táo bón khi mang thai?
- Một chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng lớn chất xơ, thức ăn thô hòa tan và không hòa tan. Sợi hòa tan sẽ tan ra trong môi trường nước của ruột. Cuối cùng, nó có dạng như một gel mềm nên sẽ dễ dàng ra khỏi cơ thể. Ví dụ về các sợi hòa tan được tìm thấy trong khoai tây và bí ngô. Chất xơ không hòa tan được bài tiết ra khỏi cơ thể với cách tương tự như khi nó đi vào, ví dụ như hạt ngô, cà rốt.
- Số lượng chất xơ được khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày trong khi mang thai là là 25-28 gram/ ngày.
- Uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít một ngày nếu có thể, điều này thực sự giúp bạn có thể tránh và điều trị táo bón.
- Tập thể dục thường xuyên và vận động nhiều. Bơi lội, đi bộ, yoga và các bài tập nhẹ nhàng để khống chế cân nặng là các giải pháp lý tưởng khi mang thai.
- Một số phụ nữ có thể cần phải dùng các thuốc có chất làm mềm phân. Chúng làm giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh nên có thể giữ phân mềm và dễ thải ra hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.
- Dung dịch thụt tháo và nhét hậu môn, các loại dầu bôi trơn chỉ nên được sử dụng khi có sự giám sát và hướng dẫn y tế.
Loại trừ các bệnh khác có thể gây ra táo bón trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Bệnh tiểu đường thai kỳ, chứng nôn nghén, trĩ hoặc nhược giáp,… đều có thể dẫn tới khả năng xảy ra táo bón.
Những loại thực phẩm nào có ích cho bà bầu khi bị táo bón?
- Bất kỳ loại rau hoặc trái cây tươi nào.
- Các loại rau lá như rau diếp, bông cải xanh, rau xanh Trung Quốc hoặc lá xà lách.
- Cà rốt, bí đỏ, khoai lang và ngô.
- Trái cây sấy khô và các loại hạt đặc biệt là hạnh nhân, quả hạch Brazil, nho, mơ và mận.
- Quả như mâm xôi, dâu tây, nam việt quất và việt quất.
- Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì và đậu lăng.
- Ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là loại có cám chưa qua chế biến và yến mạch. Tránh ăn các loại ngũ cốc được bóp vụn, hấp hoặc nướng. Những thứ được sơ chế quá kỹ so với tình trạng ban đầu của chúng. Bởi vì, càng tác động, chế biến nhiều trong quá trình chuẩn bị thì đồ ăn càng làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.
- Ăn thực phẩm tươi sống khi có thể và phải vệ sinh thực phẩm cẩn thận trước khi ăn.
Những điều cần tránh bà bầu bị táo bón cần lưu ý
Dầu khoáng, những đồ nhuận tràng nhạy như dầu thực vật và các viên thuốc nhuận tràng có thể gây nguy hiểm khi mang thai. Khi tác động mạnh còn có thể dẫn đến sinh non.
Những yếu tố khác có thể giúp điều trị táo bón ở bà bầu
- Dành thời gian để ngồi trong nhà vệ sinh mà không bị ảnh hưởng mỗi ngày. Có thể là sau khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối và cố gắng không để bị vội vã. Hãy mang theo một cuốn sách, đọc báo, khóa cửa lại và cố gắng thư giãn.
- Tránh bị căng thẳng và ngồi quá lâu. Để có thể ngồi xổm lâu hơn trong nhà vệ sinh, bạn có thể nghiêng về phía trước với khuỷu tay trên đầu gối, đầu gối sẽ có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng giúp bạn.
- Tránh uống quá nhiều cà phê. Điều này có thể ảnh hưởng việc lợi tiểu/ mất nước ,ảnh hưởng tổng hợp gây ra táo bón. Nước lọc, nước trái cây và nước khoáng /soda là lựa chọn thay thế hợp lý.
- Một số loại thuốc có tác dụng gây táo bón. Hãy hỏi dược sĩ để tìm được các loại thuốc thay thế và tránh tác dụng phụ này.
- Tránh bỏ qua các tín hiệu cơ thể của bạn giục cần phải đi vệ sinh. Công việc bận rộn, sự thiếu riêng tư và tự ý thức, cảm giác căng thẳng… có thể dẫn đến nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài hơn cần thiết.
Ghi nhớ
Táo bón không phải là chứng hiếm gặp sau khi sinh con. Trong những tuần đầu sau sinh, việc đau xung quanh đáy chậu và hậu môn là phổ biến. Cảm giác đau xuất hiện phổ biến hơn ở các bà mẹ đã bị khâu do rạch âm hộ hoặc yêu cầu khâu. Khi cho con bú, điều quan trọng là các bà mẹ sẽ phải uống nhiều nước hơn nữa, vì táo bón cũng thường xảy ra trong thời kỳ này.
Táo bón khi mang thai có thể dẫn đến phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom). Chúng có thể gây ra đau đớn và khó chịu thực sự sau khi sinh con. Cần phải thấy rõ những lợi ích trong việc duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên và thoải mái. Nhiều phụ nữ còn mang cám, các loại hạt đậu, hạt giống và thuốc làm mềm phân tới bệnh viện phụ sản. Cần nhớ để nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh kiểm tra lại xem chúng có bị chống chỉ định khi bạn cho con bú hay không.