3 tháng đầu mang thai là giai đoạn quan trọng. Hầu hết các cơ quan quan trọng của thai nhi đều hình thành và phát triển trong giai đoạn này. Vì vậy chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này nhắm vào sự phát triển và hoàn thiện đầy đủ cấu trúc cơ thể của bé.
Đồng thời, đây cũng là thời gian thai nhi dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố môi trường. Mẹ nên tránh các yếu tố từ môi trường ảnh hưởng đến thai nhi như thuốc lá, bia rượu và các loại hóa chất nguy hiểm như thuốc từ sâu, chất phóng xạ.
Ở 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường bị ốm nghén, với biểu hiện ăn uống kém, buồn nôn và nôn ói, mệt mỏi…
Sở dĩ xuất hiện các triệu chứng trên bởi đây là giai đoạn thai nhi thích nghi với cơ thể người mẹ. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giảm thiểu cảm giác khó chịu, đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi?
- Mẹ có thể ăn thức ăn lỏng như: cháo, soup, sữa, có thể là cháo thịt, cháo cá, cháo ngũ cốc, soup gà, soup cua, soup hải sản. …có thể chia thành 5-6 bữa mỗi ngày.
- Bên cạnh đó, nếu mẹ thích ăn món gì cũng nên ăn món đó để đáp ứng đủ năng lượng, phù hợp khẩu vị của mẹ và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
- Đặc biệt, trong tháng đầu tiên của thai kỳ, axit folic rất quan trọng, axit folic làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, bao gồm chứng nứt đốt sống (spina bifida). Mẹ bầu nên bổ sung axit folic đầy đủ trong giai đoạn này. Axit folic có trong: cam, măng tây, rau bina, bông cải xanh, quả bơ, ngũ cốc thô và sữa dành cho bà bầu…
- Lưu ý mẹ bầu không nên ăn các loại thức ăn: rau răm, rau ngót, khổ qua, đu đủ chín và đu đủ xanh, trái thơm. Các loại thức ăn trên sẽ gây động thai.
- Mẹ cần đảm bảo ăn những thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất nên chọn thực phẩm ở siêu thị, các nhà cung cấp có thương hiệu và được kiểm duyệt về an toàn thực phẩm một cách tốt nhất.