Một chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để nhận được đầy dủ chất dinh dưỡng, nhưng việc bổ sung vitamin cũng rất cần thiết. Phụ nữ mang thai chỉ nên uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sỹ. Việc bổ sung Vitamin và dưỡng chất không thay thế được cho chế độ ăn uống lành mạnh, quan trọng là cần đảm bảo cho người phụ nữ đang mang thai nhận được đủ chất dinh dưỡng hàng ngày. Việc bổ sung Vitamin có tác dụng tốt nhất khi được dùng như một phần của một chế độ ăn chứ không phải để thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
Dưới đây là một số Vitamin và khoáng chất thiết yếu cần cho nhu cầu hàng ngày của phụ nữ có thai
1. Vitamin B1:
- Vitamin B1 hay còn gọi là Thiamin có tác dụng giúp mẹ và thai nhi chuyển hóa carbohydrates thành năng lượng. B1 còn rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
- Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa.
- Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ bị rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng nặng, làm tổn thương thần kinh trung ương và ngoại vi, hệ tim mạch.
- Biểu hiện của mẹ bầu khi thiếu vitamin B1: Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, trống ngực đập nhanh, rối loại tiêu hóa, táo bón, cảm giác tê bì chân tay cũng như chuột rút xảy ra thường xuyên,… Nếu cơ thể mẹ thiếu vitamin B1 lâu, em bé có thể bị suy tim, liệt cơ cực kì nguy hiểm.
- Bạn có thể bổ sung chúng trong các thực phẩm hàng ngày như bánh mỳ, ngũ cốc, mỳ, thịt lợn, cá, đậu đỗ, rau xanh cũng như các sản phẩm từ sữa.
2. Vitamin B2:
- Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, điều đó nghĩa là cơ thể không dự trữ được nó nên bạn cần bổ sung chúng hàng ngày.
- Một số nghiên cứu cho thấy, người mẹ không nhận đủ riboflavin khi mang thai thì sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Vitamin B2 tham gia vào phản ứng khôi phục oxy hoá, thúc đẩy cơ thể phát triển, có tác dụng bổ gan, thúc đẩy quá trình bài tiết sữa, ngăn ngứa ngáy – tình trạng khó chịu mẹ bầu hay gặp phải khi mang thai.
- Lượng Vitamin B2 cần thiết
– Phụ nữ mang thai: 1,4mg/ngày.
– Phụ nữ cho con bú: 1,6mg/ngày
Giai đoạn mang thai và cho con bú, phụ nữ cần nhiều riboflavin hơn bình thường.
- Thực phẩm giàu Vitamin B2
Sữa, bánh mỳ và ngũ cốc là những nguồn dồi dào riboflavin. Bột mỳ cũng rất giàu loại vitamin này. Hãy thử:
– Một cốc sữa chua ít béo: 0,5mg.
– 1 miếng trứng luộc: 0,3mg.
– ½ cốc đậu nành: 0,3mg.
– ½ bát nấm rơm nấu chín: 0,2mg.
– ½ bát pho mát: 0,2mg.
– ½ bát rau chân vịt nấu chín: 0,2mg.
Ánh sáng có thể phá hủy riboflavin, vì thế nên bảo quản thực phẩm ở chỗ râm, mát.
3. Vitamin B3:
- Cung cấp vitamin B3 cho phụ nữ đang mang thai sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏa của mẹ bầu. Vitamin B3 tham gia vào 150 quy trình khác nhau trong cơ thể con người, đặc biệt là quy trình tạo năng lượng. Vitamin B3 rất cần thiết cho quá trình sản xuất các hooc môn, như là các hoocmon sinh dục nam và nữ, và ngăn chặn những biến dạng của ADN. Từ đó, phòng ngừa nguy cơ ung thư. Loại vitamin này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại những độc tố và hóa chất gây hại.
- Những thực phẩm giàu vitamin B3 đó là: Thực phẩm giàu protein, ngũ cốc, bánh mỳ, thịt cá, sữa, trứng, đậu phộng
4. Vitamin B6:
- Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate. Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định, giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì chức năng não khỏe mạnh.
- Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc. Với bà bầu, thiếu vitamin b6 sẽ khiến bà bầu hay căng thẳng mệt mỏi, giảm thiểu tế bào mới được sinh ra ở thai nhi. Tuy vậy, dùng quá nhiều vitamin B6 trong giai đoạn đầu mang thai có thể dẫn tới việc chân tay và hệ thần kinh thai nhi phát triển dị dạng.
- Theo Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ có thai cần bổ sung vitamin B6 nhiều hơn phụ nữ bình thường. Với các chị em bình thường thì chỉ cần 1,3mg vitamin B6/ngày, còn với các mẹ bầu thì cần những 1,9mg/ngày, còn đối với mẹ đang cho con bú thì 2mg/ngày.
- Các loại thực phẩm phổ biến trên trị trường giàu Vitamin B6: lúa mạch, gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô, khoai tây, cà chua, chuối, đậu, gà, trứng…
Vitamin B9 (Axit folic):
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 mcg – 600 mcg mỗi ngày, nhất là trong giai đoạn 7 tuần đầu khi ống thần kinh đang hình thành để ngăn ngừa dị tật nứt ống thần kinh. Vitamin B9 cũng là một thành phần quan trọng của quá trình tạo máu. Dạng Vitamin B9 trong tự nhiên là Folate rất khó hấp thu nên đây là dạng được khuyến cáo sử dụng hoàn toàn từ viên Vitamin tổng hợp để bổ sung suốt từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và cho con bú.
Vitamin B12:
Cùng với Sắt, Acid Folic thì Vitamin B12 là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Lượng Vitamin B12 cần cho phụ nữ mang thai hàng ngày chỉ khoảng 2,6 mcg. Vitamin B12 có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn thức ăn động vật.
Vitamin D:
400 IU vitamin D3 (tương đương với 10mcg) mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh em bé với những mẹ cho con bú sữa mẹ để giúp hấp thu Canxi, phát triển tốt xương, răng trẻ.
Vitamin A:
Vitamin A cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng, mắt, hệ thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể dễ dàng bổ sung vitamin A thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày từ thực phẩm, Vitamin A nguyên dạng có trong các loại có nguồn gốc từ động vật: gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt, và không cần uống bổ sung vitamin A hoặc có thể bổ sung nhưng bổ sung liều vitamin vừa phải với dạng bổ sung là Betacaroten để tránh dư Vitamin A trong quá trình mang thai, có thể sinh con quái thai.
Vitamin C:
Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa khử trong cơ thể, loại bỏ gốc tự do, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch cơ thể. Vitamin C cũng giúp tăng hấp thu sắt vào trong cơ thể. Nhu cầu Vitamin C của phụ nữ mang thai khoảng 80mg/ngày và có thể dễ dàng bổ sung từ các loại rau củ quả tươi.
Vitamin E:
Phụ nữ có thai cần khoảng 12mg Vitamin E trong suốt thai kỳ, hiện tượng thiếu Vitamin E rất ít gặp trên người vì lượng Vitamin có sẵn trong các loại dầu thực vật, rau củ quả, thị mỡ thường xuyên hiện diện trong bữa ăn hàng ngày.