Trẻ sơ sinh chưa tự bổ sung thêm vitamin D từ thức ăn ngoài sữa mẹ trong 6 – 12 tháng đầu tiên vì vậy trong giai đoạn cho con bú, bổ sung vitamin D cho con cũng phụ thuộc nhiều vào mẹ
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi phải có ít nhất 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày, và trẻ em từ 1 đến 18 tuổi nên bổ sung 600 IU vitamin D hàng ngày.
Các chỉ số dưới đây giải thích cho loại vitamin D khác nhau:
- D3 (nguồn gốc động vật) hoặc
- D2 (nguồn gốc thực vật) (ít hiệu quả hơn khi bổ sung)
Những người ủng hộ nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh và trẻ bú sữa mẹ không cần thêm vitamin D. Điều này chỉ đúng nếu người mẹ có đủ vitamin D. Tuy nhiên, nếu hàm lượng vitamin D thấp trong sữa mẹ mà không được bổ sung thêm thì cả trẻ bú mẹ non tháng hay đủ tháng đều có nguy cơ thiếu vitamin D. Nguy cơ này có thể được giảm thiểu bằng cách bổ sung cho các bà mẹ vitamin D trong thời gian mang thai và cho con bú, để sữa mẹ chứa đủ vitamin D cho nhu cầu của trẻ sơ sinh.
Hoặc bổ sung cho trẻ sơ sinh trực tiếp trong giai đoạn cho con bú như uống vitamin D, các chế phẩm có canxi như canxi B1, B2, B6. Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng phương pháp này.
Ở độ tuổi này bé cũng có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Hãy để bé hấp thụ một cách tự nhiên nhất. Dù trẻ bị bệnh còi xương hay không đều cần nên tắm nắng. Hấp thụ vitamin D qua ánh nắng mặt trời sẽ phụ thuộc vào diện tích da bé đón nắng. Cần và nên cho bé tắm nắng dưới ánh nắng sáng dịu nhẹ.
Tắm nắng là cách tốt để bé hấp thụ được vitamin D (Ảnh minh họa)
Bé cần phơi nắng để bổ sung vitamin D, nhưng chỉ mất 5 đến 30 phút phơi nắng trên mặt, cánh tay, chân ít nhất hai lần mỗi tuần mà không có kem chống nắng để kích thích cơ thể sản xuất đủ vitamin D. Tuy nhiên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư da, vì thế bé cần được che chắn cẩn thận khi ra ngoài.