Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Làm thế nào để luyện cho trẻ phương pháp làm việc có kế hoạch?

Là một người trưởng thành, có thể bạn sẽ cảm thấy cuộc sống, công việc của mình thường ngày tẻ nhạt và bạn muốn có sự thay đổi. Những đứa trẻ cũng vậy, nhưng một cuộc sống có quy luật rất có lợi cho trẻ.

Dưới đây là những tác dụng tốt của cuộc sống có quy luật hàng ngày đối với sự phát triển của trẻ, chúng ta cùng tạo lập cho bé yêu của mình ngay từ ngày hôm nay nhé:

  1. Chuẩn bị trước kế hoạch

1

Nếu phải đi ra ngoài chơi thì hãy báo trước cho trẻ, để chúng có sự chuẩn bị trước khi ra ngoài chơi (Ảnh minh họa)

Trẻ sẽ tự biết cách sắp xếp cuộc sống hàng ngày của mình, chẳng hạn như: hàng ngày đến nhà trường vào buổi sáng, buổi chiều tan học về nhà được xem tivi, tối phải học bài… như vậy, chúng có thể đưa ra trước các kế hoạch cho công việc của mình, sắp xếp những hoạt động của bản thân xung quanh cuộc sống thường ngày, sử dụng trọn vẹn hết một ngày.

  1. Duy trì tính ổn định:

Trẻ phải ở trong một môi trường ổn định thì mới phát triển toàn diện. Tất nhiên, có thể trẻ sẽ thích sự thay đổi, hưng phấn, nhưng một cuộc sống thường ngày có quy luật sẽ là cơ sở an toàn cho hoạt động thường ngày của chúng.

  1. Học cách kiềm chế, kiểm soát

Nếu trong cuộc sống thường ngày, trẻ có một vài lựa chọn (ví dụ như chúng có thể chọn thời điểm khi nào đi chơi, khi nào xem sách báo…), điều này có thể giúp chúng tự kiểm soát được cuộc sống của mình. Đó là điều rất quan trọng làm tăng sự tự tin của trẻ.

  1. Sự thay đổi đột ngột.

Đứa trẻ đã quen với trình tự cuộc sống hàng ngày, nếu gặp phải sự thay đổi bất ngờ, có thể chúng sẽ trở nên bị động. Chằng hạn như, bỏ những hoạt động ngoại khóa khi gặp thời tiết xấu. Trong trường hợp như thế bạn nên làm trẻ binfht ĩnh lại, biểu hiện rằng bạn hiểu tâm lý và an ủi chúng. Sau đó, bạn cùng chúng chọn lựa hoạt động đó. Học cách đối phó với thay đổi không lường trước được là một phần trong sự phát triển của trẻ thông qua kinh nghiệm chúng sẽ ngày càng tự tin. Trẻ học được cách giải quyết, xử lý những thay đổi nhỏ xuất hiện trong cuộc sống có quy luật hàng ngày.

1

Khi trẻ lớn hơn, trẻ phải tự mình làm một số việc ở một mức độ nhất định (Ảnh minh họa)

  1. Tuân theo những công việc hàng ngày

Quy định cuộc sống hàng ngày hàng ngày là một chuyện, nhưng làm cho 1 đứa trẻ tuân theo công việc hàng ngày lại là một chuyện khác. Cha mẹ có thể giải thích cho trẻ mục đích ẩn bên trong của công việc hàng ngày, làm trẻ tăng cảm giác đó là một sứ mệnh. Ví dụ, cha mẹ có thể nói với trẻ rằng” “Cha (mẹ) hy vọng con làm bài tập như mọi ngày bình thường, vì muộn một chút con sẽ mệt”. Chứ không nên nói với trẻ “Cha (mẹ) yêu cầu con phải làm bài tập ngay bây giờ”. Khi càng hiểu nhiều về công việc hàng ngày, trẻ sẽ càng biết tuân theo nó.

Cha mẹ có thể động viên con chuẩn bị trước để bước vào mắt xích tiếp theo của công việc hàng ngày. Ví dụ như, buổi sáng cha mẹ nên nhắc nhở con về những việc cần làm buổi chiều, khi thảo luận với con bước tiếp theo làm gì bạn nên áp dụng những biện pháp tích cực

Cha mẹ không nên trách móc trẻ. Nếu chúng chán nản trình tự cuốc ống hàng ngày thì bạn phải hỏi trẻ xem bản thân có biện pháp nào khác, để có những thay đổi phù hợp. Ví dụ, không có quy định mỗi ngày trẻ được chỉ chơi với bạn lúc nào. Cha mẹ có thể hỏi xem con có hy vọng hàng ngày được làm gì.

Nếu như bạn đồng ý với cách thay đổi trình tự cuộc sống của trẻ, thì bạn cần duy trì trình tự sau khi đã được thay đổi. Bạn có thể nhấn mạnh với trẻ trình tự đã được thay đổi đó. Khi chúng cảm thấy bản thân có thể tham gia và kiểm soát trinfht ự cuộc sống hàng ngày thì chúng sẽ hài lòng hơn.

ctvthuy - 09/02/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của trẻ , Tư vấn chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách
  • Mật ong- thực phẩm chống chỉ định cho trẻ dưới 1 tuổi, vì sao?
  • Cách chăm sóc bé những ngày đầu tiên sau sinh
  • Dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng
  • Mốc phát triển chiều cao, cân nặng của bé dưới 1 tuổi mẹ cần biết

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn