Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tuổi dậy thì của bé gái- Những điều mẹ nên biết.

Dậy thì là gì vậy nhỉ?

Dậy thì là giai đoạn biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như tâm hồn, từ trẻ con phát triển thành người lớn

Con gái bao nhiêu tuổi thì dậy thì?

Con gái bắt đầu dậy thì ở tuổi từ 8 đến 13 và thường kết thúc ở độ tuổi từ 15 đến 17 (đôi khi muộn hơn một chút) khi cơ thể đạt tớ chiều cao và cân nặng của một người trưởng thành.

Những dấu hiệu thường thấy ở tuổi dậy thì:

  • Lớn nhanh
  • Lông vùng dưới cánh tay bắt đầu mọc
  • Xuất hiện lông mu ở vùng kín.
  • Ngực nhú lên
  • Hông nở rộng
  • Có kinh nguyệt
  • Bắt đầu nhận thức về giới tính.

Biểu hiện & những thay đổi ở tuổi dậy thì của con gái

  1. Núi đôi nảy nở

Quá trình phát triển của núi đôi thường chia thành 4 giai đoạn

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dậy thì

Giai đoạn 2: “Bầu sữa” bắt đầu phát triển. Đầu nhũ hoa và quầng to và sẫm màu hơn, chạm vào thấy đau.

Giai đoạn 3: “Bầu sữa” tiếp tục to ra và căng lên. Đầu nhũ hoa và quầng tiếp tục phát triển và sẫm màu hơn.

Giai đoạn 4: Ngực phát triển hoàn thiện

cham-soc-vong-1-tuoi-day-thi-2-

Núi đôi phát triển toàn diện

  1. Sự phát triển của lông ở cơ quan sinh dục

Một trong những dấu hiệu dậy thì đầu tiên là mọc lông vùng kín. Ban đầu, đó chỉ là những sợi lông tơ nhạt màu, sau đó dần trở nên sẫm hơn. Càng về sau, lông mu càng dài ra.

  1. Kinh nguyệt

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên luôn là sự kiện trọng đại nhất trong quá trình phát triển của một thiếu nữ.

Khi máu từ tử cung chảy qua âm đạo chính là lúc em bắt đầu kỳ kinh đầu tiên của mình. Máu có màu đỏ tươi, đỏ đậm hoặc thậm chí là màu nâu đen. Ban đầu máu chỉ ra vài giọt sau đó sẽ tiết ra nhiều.

Một số em gái có lúc 10 tuổi, số khác là 14 tuổi và thậm chí có những em trễ hơn. Điều đó tùy thuộc vào nhịp độ sinh lý hay yếu tố di truyền…

Khoảng thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt (nguyệt san) được gọi là Chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ thường có 28 ngày, cũng có thể dao động trong khoảng 25 đến 35 ngày và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Từ sau lần có kinh nguyệt lần đầu tiên, chu kỳ và số ngày hành kinh của em sẽ thất thường. Phải đến 3 hoặc 6 tháng sau nguyệt san mới xuất hiện trở lại. Hiện tượng này là hoàn toàn tự nhiên nên em không cần lo lắng quá. Sau một thời gian, nguyệt san sẽ đều đặn hơn.

Những thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì

– Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.

– Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình.

– Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.

– Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích làm điệu, làm đẹp …Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn.

Tuổi dậy thì ở bé gái mang đến nhiều thay đổi về cơ thể khiến bé vừa ngỡ ngàng cũng thật lúng túng và có phần khó chịu nên là một người mẹ các bạn hãy chuẩn bị trước cho con trước khi con bước vào tuổi dậy thì để con không bỡ ngỡ với những thay đổi của mình nhé.

ctvthuy - 09/02/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Cẩm nang chăm sóc trẻ

Bài viết liên quan

  • Những cách cực thú vị để “cắt nhanh” những cơn khóc nhè của bé
  • Để con thông minh: mỗi ngày hãy thực hiện 5 nhiệm vụ
  • Mẹ hát con nghe: đừng ngần ngại
  • Cách chọn trường mầm non cho con
  • Bí quyết tập cho bé tự ăn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn