Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tình trạng kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Khi chăm con nhỏ, chắc hẳn ba mẹ nào cũng đều cảm thấy lo lắng khi con mình ăn nhiều, ăn đủ chất nhưng vẫn không tăng cân, thậm chí còn còi cọc, chậm phát triển hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1

Khi nói đến nguyên nhân làm trẻ ăn nhiều, ăn đủ chất nhưng vẫn không tăng cân thì nguyên nhân thường gặp nhất đó là do trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị kém hấp thu như ăn uống không đúng cách, thực đơn hàng ngày chưa hợp lý, thời gian ăn chưa khoa học, chế biến các món ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ hoặc do trẻ bị suy dinh dưỡng…

Một số biểu hiện cho thấy trẻ đang bị chứng kém hấp thu: trẻ gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân sống, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…), trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, gầy yếu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng các vi chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, kém hấp thu cũng trở thành nguyên nhân làm giảm hệ miễn dịch, trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Nhiều phụ huynh có sự nhầm lẫn với triệu chứng về đường tiêu hóa nên để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, mẹ hãy đưa trẻ đến các viện dinh dưỡng để được các bác sĩ chuyên ngành tư vấn.

Để cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu cha mẹ nên làm những điều sau:

– Cho trẻ ăn đủ lượng thức ăn: Mẹ nên cho trẻ ăn đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cần thiết của trẻ vì nếu trẻ hoạt động nhiều mà ăn ít thì cũng sẽ không thể tăng cân.

– Cho trẻ ăn đủ chất: điều này là vô cùng quan trọng vì nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ, không cân đối thì trẻ cũng sẽ rất khó tăng cân. Mẹ phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất đạm, béo, bột đường và vitamin trong thực đơn của trẻ.

2

– Cho trẻ ăn đa dạng: Mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong một bữa và trong trong ngày, đa dạng nhiều nhóm thực phẩm. Nếu chỉ ăn một loại thức ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ.

– Không cho trẻ ăn quá dư thừa so với tiêu chuẩn dinh dưỡng: Ví dụ như với trẻ 6 tháng tuổi đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thêm ½ chén bột loãng, còn chủ yếu vẫn là sữa mẹ. Còn trẻ 10 tháng tuổi thì bên cạnh sữa mẹ, mẹ nên cho trẻ ăn ngày 3 lần cháo, mỗi bữa 2/3 bát.

ctvthuy - 22/02/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của trẻ , Sức khỏe trẻ em , Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Khi con biếng ăn cha mẹ nên làm gì?
  • Công dụng thần kỳ của tỏi trong việc ngừa cảm cúm cho trẻ
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P1)
  • Những thực phẩm gây táo bón cho trẻ mẹ nên biết
  • Con trẻ sẽ ngủ ngon giấc từ tối đến sáng nếu mẹ biết điều này.

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn