Trẻ biếng ăn – một chủ đề chưa bao giờ hết sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Bởi con lười ăn, không chịu ăn không chỉ gây ảnh hưởng cho sự phát triển của con trẻ mà còn là nỗi ám ảnh tâm lý của biết bao phụ huynh. Để có biện pháp khắc phục tốt nhất, việc đầu tiên mà cha mẹ cần phải làm là phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết để cải thiện tình trạng này ở trẻ.
Trong điều trị biếng ăn kéo dài hay bất kỳ một căn bệnh nào, điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu được nguyên nhân: nếu trẻ biếng ăn do nhiễm khuẩn thì điều trị nhiễm khuẩn; nếu do sai lầm về ăn uống thì thay đổi chế độ ăn và cách chế biến món ăn; còn nếu là nguyên nhân tâm lý thì khích lệ, động viên trẻ trong các bữa ăn.
Hầu hết ở trẻ đều có giai đoạn biếng ăn nên cha mẹ đừng vội lo lắng, đừng vội thúc ép trẻ ăn. Bởi điều này chưa chắc đã đem lại hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược làm cho tình trạng biếng ăn kéo dài lâu hơn. Mẹ chỉ nên thực sự lo lắng khi trẻ có những biểu hiện sau:
– Mẹ phải chuẩn bị đồ ăn vặt cho trẻ thay thế khi bữa ăn chính của trẻ còn nguyên.
– Lượng thức ăn hàng ngày không thể đáp ứng được nhu cầu về năng lượng cũng như sự phát triển của trẻ.
– Mẹ phải bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ.
– Trẻ có các triệu chứng như mệt mỏi, giảm cân, khó ngủ, táo bón, hiếu động thái quá, quấy khóc…
Bình thường một bữa ăn của trẻ sẽ kéo dài trong khoảng từ 15-20 phút, chậm nhất là 30 phút. Nếu thời gian của trẻ kéo dài hơn, lớn hơn 30 phút thì có thể con bạn đang bị biếng ăn. Trái ngược với tình trạng ăn ngon miệng, tinh thần thoải mái trong mỗi bữa ăn thì trẻ biếng ăn thường hay gào khóc, sợ sệt trước mỗi bữa ăn, không chịu há miệng, quay mặt đi, không hợp tác với người cho ăn…
Mẹ không nên cho trẻ nhịn ăn để hi vọng trẻ ăn nhiều hơn, bớt biếng ăn hơn
Nhiều mẹ có thói quen cho trẻ nhịn ăn và hi vọng con sẽ cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Điều này là hoàn toàn sai mẹ nhé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu, càng nhịn ăn, trẻ càng biếng ăn hơn vì khi không ăn, men tiêu hóa không được tiết ra, gây ảnh hưởng đến đường ruột cũng như sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn và xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý và lành mạnh cho trẻ. Nếu có thể, mẹ nên thay đổi cách chế biến món ăn và tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Hãy tìm ra nguyên nhân để lựa chọn phương pháp cải thiện phù hợp cho trẻ.