Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng nuôi dưỡng được một đứa trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm. Chúng có thể dùng hết nhiệt huyết của mình để đón nhận thử thách, tin tưởng bản thân có thể làm được, luôn mang theo nụ cười, biết hưởng thụ cuộc sống, ung dung đối mặt với những khó khăn thường ngày. Nghiên cứu đã chứng minh, nếu một đứa trẻ 5 tuổi có tinh thần dám làm thì tinh thần ấy sẽ được duy trì đến khi lớn.
Khi bạn quan sát đứa con dám nghĩ dám làm của mình đối mặt và giải quyết khó khăn như thế nào, cảm giác của bạn sẽ tốt hơn. Khi vừa bắt đầu có thể trẻ sẽ thấy khó khăn, nhưng sẽ nghĩ ra cách giải quyết rất nhanh, nếu cách giải quyết đó thất bại, chúng sẽ làm lại từ đầu cho đến khi giải quyết được vấn đề.
Vậy làm thế nào để phát huy tính cách này của trẻ? Dưới đây là một số biện pháp quan trọng:
Chú ý vào thành công của trẻ
- Cha mẹ nên làm trẻ tập trung, chú ý vào thành tích của chúng. Cha mẹ nên cho con biết thất bại của bản thân nhưng không quá chi tiết vào thất bại đó mà nên dành thời gian khen ngợi.
Cách chia sẻ về thất bại của trẻ
- Khi trẻ chưa đạt được mục tiêu, cách bạn nói với chúng thế nào cũng ảnh hưởng đến thái độ, suy nghĩ của trẻ. Những lời nhận xét tiêu cực như: “Mẹ thấy thất vọng về con” sẽ làm tăng cảm giác thất bại của trẻ, làm sự phê bình nhẹ đi một chút nhưng sẽ làm chúng càng khó chịu. Nếu bạn nhận xét tích cực: “Mẹ biết con rất buồn nhưng mẹ tự hào về con, vì con đã cố gắng hết sức mình”, là thừa nhận thất bại của trẻ nhưng tốt cho chúng vì như thế vừa khích lệ, động viên, vừa chỉ phương hướng cố gắng cho trẻ.
Cha mẹ nên chia sẻ về những thất bại của con (Ảnh minh họa)
Giúp trẻ học được bài học kinh nghiệm
- Trong nhiều trường hợp, trong lần đầu tiên trẻ sẽ nếm mùi thất bại vì phương pháp của chúng không thích hợp. Chỉ cần bạn giúp trẻ học được kinh nghiệm, sau đó dẫn dắt chúng tìm ra biện pháp khác thì chúng sẽ thành công.
- Nhấn mạnh vào sở trường của trẻ
- Một đứa trẻ rất có nhiệt huyết với cuộc sống, thích đón nhận thử thách, bởi chúng tin tưởng mình có khả năng thành công. Vì thế, bạn cần nhấn mạnh sở trường, ưu thế của trẻ, ít nhắc đến khuyết điểm.
Những điều cha mẹ cần lưu ý
- Dù con của bạn có tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh mẽ như thế nào, thành tích mà trẻ đạt được ở từng độ tuổi là có hạn. Bạn phải có trách nhiệm giúp chúng hạ quyết tâm giải quyết sự việc, đồng thời bạn phải biết mục tiêu đó có phù hợp với chúng hay không. Ví dụ, yêu cầu đứa trẻ 2 tuổi tự đi giày, đó là việc chúng không làm được, hai tay của trẻ lúc đó không có khả năng để tự đeo giày.
- Khi đứa trẻ muốn thử sức làm một việc vượt qua phạm vi, khả năng của trẻ, bạn nên nhẹ nhàng khuyên can, nói với chúng việc này rất khó đối với độ tuổi như chúng, sau đó bạn tìm một việc mà chúng có thể làm được và thử sức. Bạn sẽ thấy rằng, chỉ cần trẻ có cảm giác đã làm được việc gì thành công, chúng sẽ trở nên rất vui vẻ.
Những lời khuyên có ích dành cho cha mẹ
- Ủng hộ sự nỗ lực của trẻ: Nếu một hoạt động nào đó làm cho trẻ chán nản thì rất khó để chúng tiếp tục. Cha mẹ cần chuẩn bị tốt để ủng hộ con đúng lúc, nói lời động viên, như thế có thể sẽ có hiệu quả.
- Phân chia thử thách: Nếu vấn đề là rất nhỏ thì sẽ có thể giải quyết khá dễ dàng. Cha mẹ có thể dạy con cách phân loại thử thách thành một nhóm như thế nào, mỗi bước làm có thể hoàn thành độc lập.
- Kế sách thành công: Xác định được những thành công của con là điều rất có ích, đặc biệt là khi trẻ vừa trải qua một loạt thất bại, bạn có thể giao cho trẻ nhiệm vụ nằm trong phạm vi khả năng để chúng hoàn thành.
- Làm một bậc cha mẹ gương mẫu: Con trẻ cũng cần thấy được thành tích của cha mẹ. Bạn có thể giải thích cho con cái khi đối mặt với khó khăn, bạn tìm ra phương pháp giải quyết như thế nào.
- Cần chú ý với con vài điều: Khi con bạn cảm thấy bản thân mình thất bại, nếu có thể, bạn nên đưa ra một vài biện pháp. Đôi lúc, một vài ý nhỏ của bạn cũng có thể gợi ý cho trẻ những biện pháp giải quyết