Khi cơ hoành co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt. Trẻ dưới một tuổi rất thường nấc cụt và phần lớn nấc cụt ở trẻ sơ sinh đều vô hại và tự khỏi. Chỉ một số ít các cơn nấc cụt mạnh và kéo dài khiến trẻ mệt, nôn trớ và khóc quấy. Để giúp trẻ mau chóng cảm thấy thoải mái trở lại, mẹ nên bỏ túi vài mẹo nhỏ sau đây nhé:
- Xoa lưng: Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp cơ hoành giãn ra, kéo dài vài phút, theo hướng thẳng đứng, từ dưới lên trên vai trong tư thế bé đang ngồi thẳng.
- Uống nước đúng cách: Nên cho trẻ uống 1 chút sữa hoặc 1 chút nước ấm 1 cách từ từ, chậm rãi để tránh cho trẻ khỏi bị sặc, sẽ chữa nấc cụt ngay.
- Ăn đường: Khi đi tới cổ họng các hạt đường sẽ tác động vào thực quản làm cho thần kinh cơ hoành có thể hoạt động lại bình thường.
- Mật ong: Cho trẻ uống hỗn hợp 1 thìa mật ong hoà tan trong nước ấm, nó có tác dụng làm dịu thanh quản, chữa nấc cụt.
- Không để trẻ nuốt quá nhiều không khí: Như lúc bé ngậm ti mẹ, tránh tư thế để trẻ có thể đừng nuốt vào quá nhiều không khí thừa, sẽ mau no cũng như gây nấc cụt. Hay nên cầm bình sữa theo hướng 45 độ sẽ khiến không khí đọng ở lại đáy bình và bé không bị nuốt phải.
- Nếu nấc cụt kéo dài thì đó là triệu chứng của bệnh dịch tiết trào ngược dạ dày- thực quản, hay phun nhổ liên tục khi ăn, có biểu hiện đau bụng, khó chịu, biếng ăn, khóc dữ dội khi ăn, nôn trớ quá mạnh… hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời có biện pháp xử lí phù hợp.
Đưa trẻ đi bác sĩ nếu hiện tượng nấc cụt của trẻ kéo dài