Viêm họng cấp là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là vào thời tiết mùa đông. Để cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh và điều trị tại nhà.
Viêm họng cấp ở trẻ em có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng cấp?
- Bệnh viêm họng cấp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên ở trẻ em nguyên nhân viêm hong chủ yếu là do các loại virut gây nên, Những loại virut điển hình nhất là virut sởi, virut cảm cúm, hay virut adeno…. Còn nếu do vi khuẩn gây nên thì chủ yếu do: liên cầu khuẩn, phế cầu. Thời tiết thay đổi, lạnh ẩm chính là điều kiện thuận lợi cho những loại tác nhân này phát triển. Nếu trong những ngày thời tiết thay đổi trẻ không được bảo vệ, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm họng cấp.
Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ
- Khi bắt đầu nhiễm virus, biểu hiện đầu tiên của trẻ sẽ là những lần hắt hơi, cường độ càng nhiều lên, ngứa mũi, hơi nặng đầu, tay chân mỏi mệt.
- Những ngày tiếp theo triệu chứng sẽ nặng dần, bắt đầu nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt cao và có thể đột ngột lên 39 đến 40°C , khi nuốt thức ăn trẻ cảm thấy đau họng, chân tay mỏi mệt, ngủ ít đi.
- Chuyên gia Trịnh Thị Liễu còn chia sẻ thêm, khi mũi bị viêm sinh ra dịch nhày chảy xuống họng dẫn tới viêm họng. Hơn nữa khi đó, bé sẽ không thể tự thở bằng mũi mà sẽ phải thởi bằng miệng. Không khí đi vào trong cơ thể không được làm ấm vào qua mũi mà đi thẳng xuống họng, trẻ dễ dàng bị tổn thương khiến các bệnh về đường hô hấp dễ dàng lây lan ở trẻ.
- Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ phầniêm mạc tại mũi và họng rực đỏ, phù nề, hai bên amiđan sưng to, có thể có mủ hoặc bựa trắng phủ trên bề mặt. Các triệu chứng thường xuất hiện trong 3-4 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ có hệ miễn dịch kém, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm như đã nêu ở phần trên.
Viêm họng cấp có nguy hiểm không? Nó có những biến chứng gì?
- Khi trẻ bị viêm họng cấp, các triệu chứng xuất hiện trong từ 3 đến 4 ngày, sau đó bệnh sẽ giảm dần, các biểu hiện cũng mất đi rất nhanh, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.
- Tuy nhiên, khi viêm họng cấp bội nhiễm, các triệu chứng ở trẻ sẽ kéo dài hơn và có những biến chứng nhẹ thì viêm mũi, phế quản, viêm tai, nặng thì viêm vi cầu thận, viêm họng cấp do nấm hoặc viêm khớp cấp.
Cần đưa bé tới bác sĩ khám khi nhận thấy có những biểu hiện nặng. (Ảnh minh họa)
Điều trị viêm họng cấp cho trẻ tại nhà
Khi trẻ có những biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp, cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy thực hiện những quy tắc điều trị sau:
- Cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm các khu vực ngực, cổ, gang bàn chân cho bé. Không ủ ấm trẻ quá mức cũng như nằm phòng điều hòa dưới 25°C .
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.
- Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, cung cấp cho trẻ những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Trẻ vẫn còn đang trong thời gian bú sữa mẹ cần tăng cường số lần bú trong ngày.
- Nếu trẻ sốt, cần bù lượng nước và chất điện dải bằng cách cho trẻ uống dung dịch Oresol với liều lượng như sau: bé dưới 2 tuổi dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày; bé 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày; trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
- Không nhỏ mũi cho trẻ bằng các thuốc co mạch kéo dài như Otrivin,… không để bé tự dùng tay móc mũi, dụi mũi.
Lưu ý
- Nếu trẻ em bị viêm họng cấp chúng tôi khuyên các mẹ nên đưa bé đến những trung tâm y tế để kiểm tra mức độ viêm họng, và sẽ có cách điều trị hợp lý. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
- Lưu ý đối với em bé dưới 12 tháng tuổi khi bị sốt lên tới trên 38°C thì cần đưa bé đi khám, trẻ sốt cao dễ dẫn tới co giật. Cần tuân thủ những hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ đặt ra, dùng thuốc đủ liều, không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng cấp cho bé.