Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những tư thế “Yêu” dành cho mẹ bầu

Quan hệ vợ chồng trong thời gian vợ đang mang thai là nhu cầu sinh lý rất bình thường của mỗi con người nhưng cần phải quan tâm đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ có thai lần đầu tiên. 

1

Trong bài viết này chúng tôi xin gởi đến các cặp vợ chồng các tư thếquan hệ khi mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Tùy theo cách của mỗi cặp vợ chồng lựa chọn cho mình tư thế quan hệ khi mang thai, làm sao cho cả vợ và chồng có cảm giác thoải mái, lên đỉnh theo ý muốn.

1. Tư thế mặt đối mặt

Vị trí mặt đối mặt này cũng cho phép cả hai thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn, đặc biệt là nó không gây áp lực lên bụng cho vợ. Vợ và chồng nằm đối diện nhau, chồng có thể nằm thấp hơn một chút so với vợ hoặc vợ có thể đặt chân lên chồng để cho thoải mái và dễ thực hiện.

 2. Tư thế úp thìa

Tư thế spooning không gây áp lực lên bụng của vợ nên cả hai có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của thai. Vị trí này cũng làm tăng sự thân mật giữa vợ và chồng. Vợ nằm nghiêng, với dáng như chữ “C” và chồng nằm phía sau. Sự thâm nhập từ phía sau sẽ giúp cả hai thoải mái và an tâm hơn. Tư thế này có nhược điểm là không cho phép thâm nhập sâu nhưng lại có ưu điểm là không tạo áp lực lên bụng của vợ, có thể áp dụng trong suốt thai kỳ.

3. Tư thế phụ nữ ở trên

Tư thế vợ ngồi trên chồng, tư thế này có lợi thế về chiều sâu và góc thâm nhập. Tuy nhiên, vị trí này có thể khiến vợ cảm thấy mệt mỏi trong vài tháng cuối của thai kỳ. Nhưng khi thực hiện tư thế này, vợ có thể kiểm soát sự xâm nhập của chồng và làm chủ được những áp lực tối thiểu trên vùng bụng. Ở tư thế này, vợ có thể dừng lại khi thấy có điều gì bất ổn.

4. Tư thế mép giường

Vợ có thể nằm ngửa ở gần mép giường với đôi chân để thõng theo thành giường hoặc chân để dưới sàn nhà. Chồng có thể đứng hoặc cúi. Tư thế này không thể vào sâu nhưng cũng tránh được áp lực cho vợ.

5. Tư thế Doggie (US)

Tư thế này có thể không thoải mái bằng các tư thế khác nhưng cũng an toàn cho em bé trong bụng mẹ. Hiểu một cách đơn giản thì tư thế này được thực hiện khi cả hai cùng quỳ và chồng quỳ ở phía sau. Nếu thấy mỏi, vợ có thể kê thêm một vài cái gối cho cao để tì vào.

Các tư thế quan hệ khi mang thai nên tránh

Trong thời gian mang thai, các cặp vợ chồng hãy quan hệ nhẹ nhàng hơn và hạn chế phiêu lưu với những kiểu giao hợp đổi mới táo bạo. Ngoài quan hệ theo kiểu truyền thống, các trạng thái khác trong quan hệ tình dục khác không được khuyến khích.

Tuy nhiên khi bụng mẹ to dần, tư thế quan hệ truyền thống người đàn ông ở trên sẽ không thoải mái cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa khi trọng lượng thai tăng và tử cung to hơn, thành phần bên trong của tử cung sẽ đè xuống tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể gây áp lực lên vùng chậu và gây đau. Hiện tượng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba. Khi mẹ nằm ngửa cũng có thể gây ra hội chứng hạ huyết áp ở tư thế nằm ngửa (supine hypotensive syndrome), dẫn đến sự thay đổi nhịp tim và huyết áp, có thể gây chóng mặt, nhức đầu và các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác.

Trong trường hợp mẹ đi khám thai và bác sĩ sản khoa thông báo có sự bất ổn về tình trạng thai nhi hoặc tình trạng của mẹ thì vợ chồng không nên quan hệ.

ctvthuy - 23/02/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Tác dụng cực hay của khoai lang đối với bà bầu
  • Quan hệ tình dục khi mang thai- Nên hay không?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn