Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trang bị kiến thức giới tính cho con gái

Khi con gái đến tuổi dậy thì, mẹ nên trang bị cho con những kiến thức giới tính để khi con bạn lần đầu thấy kinh nguyệt sẽ không cảm thấy sợ hãi tới mức nghĩ rằng con bị bệnh, con sắp chết … . Dưới đây là những thay đổi khi dậy thì ở nữ giới mà cha mẹ nên biết, để từ đó có cái nhìn đúng đắn và theo sát, hướng con cái tới những điều tốt đẹp, tránh con cái sa ngã và bị kẻ xấu lợi dụng tình dục.

1

Thay đổi về thể chất khi dậy thì ở nữ

  • Cơ thể phát triển, lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể người nữ trở nên mềm mại, nữ tính, rõ nét các đường cong của cơ thể.
  • Bầu vú bắt đầu phát triển, quầng vú dày lên, sẫm lại, núm vú nhô ra, bầu vú lớn dần, tròn trịa dần, có thể vú bên này phát triển nhanh hơn bên vú kia một chút, có khi thấy ngứa hoặc đau tức ở vú.(tuy nhiên cần biết cách khám vú để xác định xem mình có gì bất thường ở vú hay không, để phát hiện các bệnh ở tuyến vú)
  • Khung xương chậu tròn hơn, rộng hơn để đáp ứng khả năng mang thai và sinh đẻ của người phụ nữ.
  • Lông mọc ở vùng mu, bẹn nhưng giới hạn trên là đường thẳng không vượt quá vòm mu, nếu lông mu mọc lên phía trên rốn, cần xem kĩ có nam tính hóa không vì còn có yếu tố di truyền quy định vấn đề này.
  • Lông nách mọc sau lông mu.
  • Phát triển tuyến bã dầu nhờn nhanh hơn các ống dẫn ra bề mặt của da khiến các lỗ chân lông bị bít lại gây ra mụn trứng cá và nhiễm khuẩn sẽ hình thành các mụn mủ.
  • Tiếng nói trở nên trong trẻo, dịu dàng, cao.
  • Các cơ quan sinh sản như môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo … phát triển nhanh chóng, âm đạo rộng ra, thành tử cung dày hơn … để sẵn sàng cho việc mang thai sau này.
  • Buồng trứng phát triển và bắt đầu hoạt động.

Sự thay đổi về tâm lí

  • Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.
  • Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích làm điệu, làm đẹp …
  • Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn.
  • Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.
  • Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình.

Sự thay đổi sinh lí khi dậy thì ở nữ

2

  • Buồng trứng phát triển, hoạt động:
    – Ngoại tiết: hàng tháng nang noãn phát triển rất nhiều nhưng chỉ có 1 nang phát triển đến chín và giải phòng noãn bào, phần vỏ nang phát triển thành hoàng thể.
    – Nội tiết: nang trứng sản xuất ra estrogen, hoàng thể tiết ra progesterone và estrogen.
  • Sự hoạt động của buồng trứng dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ở nữ.
  • Nhưng bên cạnh đó kinh nguyệt khi tuổi dậy thì ở nữ có thể khác nhau như bắt đầu có kinh muộn, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh …

 

ctvthuy - 20/08/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn giáo dục trẻ em , Tư vấn sức khỏe trẻ em , Tư vấn tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Con tôi rất nghịch ngợm, bướng bỉnh, ngang ngược có phải vì mắc bệnh tâm lý?
  • Những tác hại của việc nghiện mạng ở trẻ nhỏ
  • Để con thông minh, cha mẹ đừng quên điều này.
  • Những cách giúp trẻ 1-2 tuổi giảm bớt sự “hung hăng”
  • Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng “bạo lực” của trẻ.

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn