Chanh là loại quả rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nó là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất, đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng mà chúng ta không ngờ tới.
1. Tăng sức đề kháng
Vitamin C trong chanh là một chất chống oxy hóa rất mạnh. Vì vậy, nước chanh có thể giúp tăng khả năng “vệ sinh” cơ thể, đẩy các độc tố ra ngoài. Bên cạnh đó, nước chanh giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, giúp phòng bệnh cảm cúm, các căn bệnh lây nhiễm khác cho thai nhi.
Tác dụng chống vi khuẩn của chanh giúp phòng tránh sốt và nhiễm trùng cho thai phụ, tiêu diệt giun trong ruột.
2. Trị ốm nghén
Phụ nữ khi mới mang thai thường xuất hiện triệu chứng ốm nghén với những cảm giác rất mệt mỏi và khó chịu đặc biệt là buồn nôn, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chanh kích thích tiết nước bọt, nhờ thế mà có tác dụng làm sạch miệng. Điều này giúp giảm cảm giác ghê cổ, buồn nôn cho người mẹ.
Bà bầu có thể lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh, dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất tốt.
3. Bổ sung nguồn vitamin dồi dào
Chanh còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, thiamin, niacin, canxi, folate, phốt pho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin và không chứa chất béo. Những chất này tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai.
Uống nước chanh hàng ngày là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên rất hữu hiệu. Các bà mẹ mang thai nên cố gắng uống nước chanh đều đặn để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
4. Giảm nguy cơ sinh non
Kiểm soát huyết áp là một trong những vấn đề quan trọng mà các bác sĩ sản khoa luôn yêu cầu thai phụ phải lưu tâm. Huyết áp tăng cao trong suốt thai kỳ sẽ dẫn tới nguy cơ bị tiền sản giật – một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất của những phụ nữ đang mang thai – có thể gây sinh non hoặc những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.
5. Cải thiện tình trạng phù chân
Phù chân cũng là một trong những rắc rối thường gặp của các bà bầu. Đôi chân sưng phồng sẽ làm bạn di chuyển chậm chạp và nặng nề hơn do bị đau.
Để giải quyết khó khăn này, chỉ cần cho khoảng 15ml nước chanh vào 1 ly nước ấm và uống mỗi ngày 1 lần. Nước chanh sẽ cải thiện tình trạng phù chân, giúp bạn đi lại dễ dàng hơn.
6. Làm dịu các cơn đau do chuyển dạ
Thật bất ngờ là chanh mật ong có thể làm dịu cơn đau chuyển dạ cho thai phụ. Đối mặt với các cơn đau chuyển dạ luôn là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu uống nước chanh pha với mật ong mỗi ngày kể từ tháng thứ 5 trở đi, bạn sẽ có cơ hội chuyển dạ dễ dàng và ít đau hơn.
7. Giúp an thai
Trong nước chanh chứa nhiều kali, rất có lợi cho sự hình thành và phát triển xương của bào thai. Khoáng chất này còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển não bộ và các tế bào thần kinh của em bé. Ngoài ra, chanh có tác dụng hoà vị, lý khí, an thai rất tốt.
8. Giúp mẹ bầu có làn da khỏe, đẹp
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai dễ bị nổi mụn nám, tàn nhang, ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Mẹ bầu có thể dùng 20ml nước chanh vắt, 100g dưa bở (đã bỏ vỏ và hạt), ép lấy nước, trộn đều tất cả với một chút đường trắng để ăn. Loại thức ăn này giúp làm mờ những nốt tàn nhang và các sắc tố đen trên da mặt, giúp da sáng và khoẻ đẹp.
9. Chữa táo bón và khó tiêu
Táo bón và khó tiêu là một trong những triệu chứng mà các mẹ bầu thường gặp trong quá trình mang thai. Chanh có tác dụng kích thích hoạt động của gan, giúp kiểm soát những chuyển động trong đường ruột, giúp loại bỏ đờm trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa tắc nghẽn đường tiêu hóa. Nhờ đó, sẽ ngăn chặn những rắc rối về vấn đề tiêu hóa hay xảy ra khi mang thai như táo bón, khó tiêu, ợ nóng hay đầy hơi….
Những lưu ý bà bầu cần biết khi uống nước chanh:
– Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi khám thai định kỳ về việc bổ sung bất cứ loại trái cây, thực phẩm hay thuốc nào.
– Nếu bà bầu bị viêm loét dạ dày thì không nên uống nước chanh, nhất là khi đói
– Nên dùng quả chanh tươi, không nên dùng chanh đã bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.
– Khi mang thai, răng miệng của trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích. Axit citric từ quả chanh có thể làm tổn hại men răng.
– Không nên uống nước chanh vào buổi sáng hoặc khi đói.
– Không nên pha chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng và uống quá chua.
– Nếu bị ợ nóng thì uống nước chanh sẽ làm cho triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn và trầm trọng hơn.