Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng tới 3 tuổi. Trẻ mắc viêm tai giữa do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7.
Đau tai là một trong những dấu hiệu chung thường găp của viêm tai giữa. Ngoài ra, mũi của bé là nơi quan trọng sẽ báo tín hiệu cho bạn biết bé bị viêm tai giữa. Vì khi bị viêm tai giữa thường diễn ra sau khi bé bị cảm lạnh, bởi vậy dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ là dịch nhầy có trong tai bé. Một dấu hiệu thường thấy ở trẻ là đầu tiên mũi bé hơi nghẹt rồi chảy nước trong. Sau đó vài ngày, khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây chính là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu gắt, khó chiều, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh viêm tai giữa không rõ rệt, trẻ không sốt, không đau tai, rất ít khi có ù tai, không chảy dịch ở tai…
Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính mới có hiện tượng chảy mủ tai. Vì vậy, ngay từ giai đoạn ủ bệnh (trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40 độ C, quấy khóc nhiều, trẻ bé thường bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, đi ngoài, co giật, lấy tay dụi vào tai…), người lớn cần đưa trẻ đi khám và điều trị.
2. Cách điều trị bệnh viêm tai giữa
Khi cha mẹ phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám và nhận sự tư vấn, điều trị của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nhẹ thì có thể điều trị bệnh bằng thuốc (theo sự chỉ dẫn của bác sĩ). Nhưng nếu bệnh đã tiến vào giai đoạn giữa và nặng thì nên dùng phương pháp điều trị bằng thủ thuật, như vậy sẽ cho hiệu quả cao, đáng tin cậy và an toàn hơn.
Viêm tai giữa cấp thường có ba giai đoạn:
- Xung huyết
- Ứ mủ
- Giai đoạn vỡ mủ.
Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.
Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu… nên kháng sinh nhóm B lactam hiện vẫn là nhóm thuốc được ưa chuộng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
Viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ cần được cân nhắc sử dụng đồng thời điều trị thuốc toàn thân như giai đoạn trước. Nếu màng nhĩ bị rách dịch mủ ứ đọng trong tai giữa tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ ra ngoài thì việc điều trị bằng thuốc tai cho trẻ rất quan trọng.
3. Cách phòng tránh viên tai giữa
Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.
Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.