Hầu hết các bậc làm cha mẹ thường sợ hãi và luống cuống khi đối mặt với trường hợp bé bị ngạt. Vậy nguyên nhân do đâu mà dẫn đến ngạt thở ở trẻ em và bạn có thể làm gì để bảo vệ con bạn tránh mắc dị vật đường thở?
Không để các đồ vật có nguy cơ gây nghẹt thở trong tầm với của trẻ
- Ngạt do thức ăn
Nguy cơ ngạt thở do thức ăn thông thường bao gồm:
- Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng
- Thức ăn cứng: Xúc xích, các loại hạt
- Thức ăn dính: Bơ, đậu phộng…
- Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô
Hãy làm theo lời khuyên về an toàn trong ăn uống dưới đây để bảo vệ con bạn khỏi những nguy cơ ngạt do ăn uống gây ra
Cha mẹ cần
- Giám sát cẩn thận trẻ trong giờ ăn
- Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành từng miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé
- Hướng dẫn trẻ cách ăn và nhai thích hợp
- Học phương pháp sơ cứu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như phương pháp sơ cứu trẻ bị ngạt.
Học phương pháp sơ cứu trẻ bị ngạt
Trẻ em cần học cách
- Ngồi ghế khi ăn.
- Nhai thức ăn chậm và cẩn thận.
- Không nói chuyện hoặc cười đùa khi miệng đầy thức ăn.
- Bỏ thức ăn vào miệng vừa đủ để có thể nhai dễ dàng
- Ngạt do đồ chơi, đồ gia dụng
- Cha mẹ phải cảnh giác với các loại đồ chơi và đồ dùng trong nhà.
- Giám sát cẩn thận, nên hiểu biết và sắp xếp bố trí các loại đồ chơi, đồ dùng trong nhà phù hợp với những yếu tố an toàn bắt buộc để phòng ngừa những tai nạn thương tâm do ngạt thở gây da.
- Bất kỳ đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5 đến 3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5cm đều không an toàn cho trẻ dưới 4 tuổi.
- Không để con bạn chơi những quả bóng bay đã bị xẹp hoặc bị vỡ. Cũng không được bỏ mặc bé chơi một mình với một quả bóng bay cho dù nó còn nguyên vẹn bởi chính quả bóng đó có thể bị nổ và bỗng nhiên trở thành hiểm họa không lường trước được.
- Không bao giờ được để các đồ vật có nguy cơ gây nghẹt thở trong tầm với của trẻ như: Đồng xu, bi, pin đồng hồ dạng trong, cúc áo, nắp chai nhựa…