Chảy máu cam ở trẻ nhỏ là nguyên nhân trẻ bị nóng trong người hoặc thiếu hụt vitamin C… Thường khi thấy máu chảy ra từ mũi của trẻ nhỏ các bậc làm cha mẹ rất lo lắng và hoang mang, không biết xử lý thế nào. Dưới đây là một số thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ về tình trạng bệnh từ đó biết cách xử trí thích hợp nhất khi chăm sóc trẻ bị chảy máu cam.
- Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam:
– Nguyên nhân đầu tiên mà cha mẹ cần quan tâm đó là sự thiếu hụt vitamin C ở trẻ.
– Không khí khô hanh dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam.
– Trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy.
– Trẻ có tật ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu.
– Trẻ bị viêm mũi mãn tính, một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.
– Một số nguyên nhân khác gây ra chảy máu cam ở trẻ có thể do các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết các khối u này là lành tính. Tuy nhiên, cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
- Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam:
– Chảy máu cam có thể xuất hiện bất cứ lúc nào: Lúc trẻ đang chơi đùa, ăn uống, ngồi học bài hoặc có khi là đang ngủ…. Khi gặp triệu chứng chảy máu cam, hầu hết các bé đều rơi vào trạng thái hoang mang, hoảng hốt. Vì thế, để giúp trẻ thoát khỏi sự lo lắng, ba mẹ nên bình tĩnh, nhẹ nhàng vỗ về an ủi bé. Đồng thời hướng dẫn bé ngồi thẳng lưng, hơi ngửa cổ về phía sau một chút, dùng hai tay bịt mũi trẻ thật chặt ngăn cho máu không chảy tiếp. Không nên ngửa quá về phía sau, máu sẽ chảy vào hộc mũi và bao tử, có thể gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
– Nên dùng bông gòn sạch bịt vào lỗ mũi và căn dặn trẻ không được nuốt máu, nếu không sẽ dẫn tới việc ói mửa, đau bụng.
– Nên giữ trẻ trong tư thế hơi ngửa cổ về phía sau một chút khoảng 10 phút, đến khi đảm bảo máu không chảy nữa mới thôi. Nếu trường hợp đã sơ cứu nhưng máu vẫn tiếp tục chảy không ngừng thì cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
– Tuyệt đối không để trẻ cho các dị vật vào trong hốc mũi, vừa tổn thương vùng mũi vừa làm giảm khả năng đường hô hấp. Việc giữ và cân bằng nhiệt độ cho cơ thể trẻ dù là trong mùa nắng hay lạnh cũng nên được chú trọng. Khi máu đã ngưng hẳn, hãy dùng bông sạch thấm nước muối sinh lý, vắt hơi khô rồi lau nhẹ mũi. Một tuần mẹ nên làm vệ sinh mũi cho trẻ 1-2 lần, nhưng không nên làm nhiều quá sẽ khiến cho viêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương hơn. Nên đưa trẻ tới bác sĩ khi trẻ gặp phải tình trạng chảy máu nhiều, nhanh hoặc có những triệu chứng kèm theo như: nôn ói, nổi mẩn đỏ, mệt, khó thở, da xanh nhợt nhạt, nhức đầu, hoa mắt… Ba mẹ chỉ nên sơ cứu để hạn chế khả năng chảy máu chứ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc..
Nếu hiện tượng chảy máu cam ở trẻ diễn ra thường xuyên với tần suất nhiều hơn. Thì có khả năng trẻ đang xuất hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư máu, rối loạn máu hay ung bướu vùng mũi… Những trường hợp này cần đưa trẻ đi khám ngay để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn.