Bệnh sốt xuất huyết vốn là căn bệnh cứ định kỳ theo năm lại hoành hành khiến các mẹ rất đau đầu, làm sao khi con vẫn phải đến trường trong khi dịch đang bùng phát? Rồi thì khi con bị bệnh thì phải xử trí sao ? Hãy để bài viết sau giúp mẹ bảo vệ con yêu trước mùa sốt xuất huyết đang tới.
Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Khi trẻ bị lây bệnh thường sẽ không có biểu hiện ngay mà phải sau 4-10 ngày thì các dấu hiệu mới bùng phát dữ dội.
Ban đầu trẻ sẽ sốt rất cao, thường là 40 độ hoặc có thể cao hơn tùy mức độ bệnh và thể trạng của bé.
Tiếp theo là chuỗi cơn đau đầu dữ dội, đau mỏi khắp cơ thể tại cơ và khớp, bé bắt đầu có biểu hiện chán ăn, cơ thể theo đó suy nhược và hay háo nước. Nhiều bé còn rơi vào tình trạng ói mửa, buồn nôn và cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng.
Và cuối cùng là biểu hiện đặc trưng nhất đó là những nốt xuất huyết, chúng sẽ xuất hiện từ hai đến năm ngày sau khi bắt đầu sốt. Những vết xuất huyết này xuất hiện dày đặc trên cơ thể và thường mẹ phải đưa bé đi xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Ngoài ra cũng có thể xuất huyết nhẹ ở các khu vực khác như chảy máu mũi, chảy máu nướu và cơ thể xuất hiện những vết bầm tím khó tan.
Điều trị sốt xuất huyết an toàn, hiệu quả
Tùy vào mức độ sốt xuất huyết và thể trạng sức khỏe của mỗi bé mà bác sĩ sẽ có những yêu cầu đặc biệt khác nhau, tuy nhiên với những trường hợp nhẹ, mẹ có thể chăm sóc bé ở nhà theo chỉ định của bác sĩ và trong suốt quá trình đó mẹ hãy lưu ý một số điểm sau:
Không sử dụng Aspirin hay Ibuprofen để giảm đau, hạ sốt cho bé vì nó có thể khiến tình trạng xuất huyết nặng hơn.
Không cho bé mặc quá nhiều quần áo để tránh nhiệt độ không thoát ra khỏi cơ thể làm tăng cơn sốt của bé.
Cho bé uống nước liên tục, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bổ sung chất điện giải như oresol để đảm bảo cơ thể bé không rơi vào tình trạng thiếu nước dẫn đến co giật, hôn mê.
Bổ sung các thực phẩm như thịt bò, gan,…say nhuyễn trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bé bởi những thực phẩm này rất giàu sắt -thành phần quan trọng giúp tái tạo lại lượng máu đã xuất huyết cho con yêu.
Nếu như những ngày thường mẹ đã thường xuyên bổ sung vitamin C cho bé thì những ngày này bé lại càng phải được bổ sung vitamin C nhiều hơn. Bởi bệnh sốt xuất huyết thường gây vỡ các mao mạch máu của trẻ, chính điều này tạo ra những vết xuất huyết dày đặc trên da, chưa kể nếu cứ để kéo dài sẽ khiến bé mất một lượng máu lớn. Vì thế việc bảo vệ thành mạch của bé, giúp các mao mạch được vững tránh xuất huyết là điều mẹ rất cần lưu tâm trong quá trình chăm sóc con yêu.
Và đây chính là lúc Vitamin C xuất hiện như vị “anh hùng nhỏ nhưng có võ” giúp tăng cường quá trình sản xuất collagen, tái tạo các mô liên kết, vững bền thành mạch và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết nơi trẻ nhỏ. Do đó bổ sung Vitamin C thường xuyên chính là “chìa khóa vàng” giúp nâng cao thể trạng bé yêu, hỗ trợ bé vượt qua nỗi ác mộng mang tên sốt xuất huyết.
Vậy mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé như thế nào?
Có lẽ những loại quả như cam, bưởi, ổi, dâu tây,…không còn xa lạ gì với các mẹ, và gần như mẹ nào cũng biết nó chứa rất nhiều Vitamin C . Tuy nhiên nhiều mẹ lại không hề hay biết một loại quả có hàm lượng Vitamin C cao hơn tất thảy những giống quả trên khi 100g của nó đã chứa 1677mg Vitamin C, đồng nghĩa là cao gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,….
Chưa kể nó còn chứa hàm lượng lớn Rutin – một loại Vitamin P có tác dụng vượt trội trong việc tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ chảy máu cam, chảy máu chân răng và sốt xuất huyết, đó chính là Acerola Cherry – Nữ hoàng của các nữ hoàng Vitamin C.
Acerola Cherry hay còn gọi là Kim đồng nam, Sơ ri Tây Ấn, Sơ ri vuông là loại quả đã được nhiều nhà khoa học chứng minh rằng có tác dụng hữu hiệu trên thành mạch bé yêu cũng như làm tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là với công thức vàng là Vitamin C – Rutin thì Acerola Cherry luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những nhu cầu bảo vệ con yêu trước các yếu tố tấn công nguy hại từ môi trường, nhất là bệnh sốt xuất huyết hiện nay.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết?
Bên cạnh điều trị sốt xuất huyết cho trẻ cha mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc giúp bé mau hồi phục. Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới trung tâm y tế để được điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách, miệng hoặc hậu môn vài giờ một lần. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ, cứ 6 giờ/lần nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Không dùng aspirin vì chất này có khả năng gây đông máu. Khi trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt mà lau mát cho trẻ bằng khăn ấm
Trẻ bị sốt cao một thời gian dài dễ làm trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo dẫn tới rối loạn thần kinh thậm chí co giật. Vì vậy, cần lưu ý bù nước và điên giải cho người bệnh.
Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%
Bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ bằng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, bột, sữa. Không nên cho bé dùng các thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì khó phân biệt khi trẻ nôn ra máu.
Quần áo của bé cần mềm, thấm hút mồ hôi đặc biệt là chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ bằng cách thay quần áp, tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng khi trẻ không sốt
Theo dõi tình trạng của bé, nếu có dấu hiệu nặng cần xử trí kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cần báo bác sĩ:
- Trẻ vật vã, li bì, lừ đừ
- Đầu chi lạnh, da ẩm, hạ thân nhiệt
- Đau bụng, đau ngực, khó thở
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu, tiểu ít