Bé nhà rất hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng, mặc dù mẹ đã sử dụng rất nhiều cách khác nhau để khắc phục tình hình này nhưng đều không hiệu quả, phải chăng mẹ đang điều trị sai cách cho bé?
Nguyên nhân chảy máu chân răng ở bé
Bắt đầu cho bé tự lập trong sinh hoạt hàng ngày là điều mà rất nhiều các mẹ lo lắng. Trong đó chuyện vệ sinh cá nhân như đánh răng dường như đang trở thành nỗi ám ảnh với mẹ khi con cứ sau mỗi lần đấy là đều chảy máu chân răng.
Chị An ( 34 tuổi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Bé nhà mình năm nay 6 tuổi, mình bắt đầu cho bé tự lập trong vệ sinh cá nhân cơ bản như đánh răng. Nhưng không hiểu sao bé rất hay chảy máu chân răng sau mỗi lần đánh, ban đầu mình nghĩ hay là do bé thực hiện thao tác không chính xác. Nhưng đến khi mình tự tay đánh răng cho bé thì việc chảy máu chân răng vẫn diễn ra, thay rất nhiều loại bàn chải cũng không có cải thiện tình hình. Mình rất lo không biết cháu bị làm sao nữa.”
Đây không phải chỉ là tâm trạng của mình chị An mà rất nhiều người mẹ khi có con ở độ tuổi đó đều mắc phải, chuyện bé đánh răng nhưng rất hay chảy máu liệu có thực sự là do bàn chải hay thao tác thực hiện?
Câu trả lời là chưa chắc, bởi việc bé bị chảy máu chân răng có rất nhiều nguyên nhân, một số được các chuyên gia răng hàm mặt liệt kê gồm:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, bàn chải không đạt tiêu chuẩn
- Các bệnh lý về răng lợi như viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng,….
- Hay các bệnh về máu như ung thư máu, bệnh giảm tiểu cầu,….
- Thiếu Vitamin C
Trong đó thiếu Vitamin C là lý do hàng đầu được các bác sĩ đưa ra khi nhắc đến chảy máu chân răng.
Trẻ bị chảy máu chân răng do thiếu Vitamin C
Vitamin C còn được biết đến là L -ascorbic, là dạng vitamin tan trong nước.Và đây cũng là một trong số những vitamin mà con người không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung từ nguồn bên ngoài vào.
Vitamin C là một thành phần quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, duy trì mô liên kết và tăng sức bền thành mạch, chống xuất huyết. Do đó nếu thiếu Vitamin C thì sẽ dẫn đến mất sự ổn định và bền vững của collagen, làm suy giảm chất lượng collagen gây ra một số các tình trạng như: giảm sức bền mạch máu, dễ xuất huyết (da và niêm mạc), không lành được vết thương, khiếm khuyết các mô liên kết, nướu, sụn, xương,….Và điển hình trên trẻ nhỏ đó là hiện tượng chảy máu chân răng.
Vì thế mẹ cần lưu ý về việc bổ sung Vitamin C cho bé hàng ngày để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng nướu cũng như thẩm mỹ của bé.
Chữa chảy máu chân răng cho bé hiệu quả
Chảy máu chân răng nếu không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng tới vấn đề mọc răng ở trẻ sau này, do đó các mẹ tìm hiểu phương pháp chữa trị khi bé gặp phải tình trạng này
Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé
Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé, mẹ cần chọn loại bàn chải phù hợp với lứa tuổi của bé. Bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng, chải ít nhất 3 phút để làm sạch răng. Không dùng lực quá mạnh sẽ khiến răng nướu của bé bị tổn thương.
Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách theo chiều dọc, hàm dưới chải theo từ dưới lên trên, hàm trên chải từ trên xuống dưới. Sau đó, súc miệng bằng nước sạch. Với trẻ nhỏ chưa biết chải răng cha mẹ cần chải răng cho bé hàng ngày.
Chải răng vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Bàn chải đánh răng cần thay định kỳ cho bé, sau khi đánh răng xong để bàn chải ở nơi thoáng mát tránh vi khuẩn xâm nhập.
Cha mẹ có thể hướng dẫn bé sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng lấy thức ăn còn thừa ở kẽ răng
Dùng thuốc và rơ miệng
Có thể dùng thuốc để chữa chảy máu chân răng ở bé theo toa của bác sĩ. Mẹ dùng gạc rơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn. Khi thao tác mẹ nhớ làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.
Bổ sung vitamin C
Thiếu vitamin C là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của răng nướu khiến tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Bổ sung vitamin C cho trẻ là biện pháp giúp chữa chảy máu chân răng.
Bổ sung đầy đủ vitamin C giúp các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn. Mẹ bổ sung trái cây giàu vitamin C như cam, dâu tây, xoài, kiwi, dưa gang, mâm xôi,… vào khẩu phần ăn của bé hàng ngày. Bên cạnh đó, trái cây được mệnh danh là “Nữ hoàng vitamin C” không chỉ là hàm lượng Vitamin C cao mà Acerola Cherry còn giúp trẻ hấp thu tối đa Vitamin C bằng những hợp chất chống oxy hóa như Bioflavonoid- được kiểm chứng là giúp Vitamin C phát huy tối đa trong cơ thể.
Lấy cao răng
Đây là biện pháp cần thiết giúp loại bỏ mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng giúp nướu dần lành thương. Lấy cao răng duy trì 6 tháng/lần để nha sĩ thăm khám và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng của bé.
Súc miệng bằng nước muối
Cho bé súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Mẹ hòa nước muối loãng hoặc mua nước muối tại cửa hàng thuốc cho bé súc miệng ngày 2 – 3 lần. Đây là phương pháp vệ sinh răng miệng đơn giản mà hiệu quả giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.
Phương pháp thiên nhiên chữa chảy máu chân răng
Một số cách dân gian giúp bé hạn chế tình trạng chảy máu chân răng như sử dụng bạc hà, dầu đinh hương, trà túi lọc, tỏi, mật ong…
Sử dụng dầu đinh hương
Cách làm như sau: Lấy tăm bông thấm một ít dầu đinh hương sau đó chà nhẹ vào phần răng nướu bị chảy máu. Sau đó 5 phút bạn có thể súc miệng lại với nước sạch hoặc nước muối loãng. Thực hiện đều đặn mang lại kết quả tốt.
Dùng trà túi lọc
Trà túi lọc ngâm trong nước sôi tầm 20 phút, sau đó lấy túi lọc ra ngoài và để nguội. Mẹ dùng túi trà đắp lên phần răng bị chảy máu của bé từ 5 – 10 phút giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng.
Chanh và tỏi giảm chảy máu chân răng
Cách thực hiện như sau: Mẹ lấy tỏi giã nhuyễn sau đó trộn với 1 ít nước cốt chanh rồi đắp hỗn hợp lên răng trẻ đang chảy máu trong khoảng 5 phút và nhả ra ngoài. Mỗi khi răng chảy máu thực hiện cách này khá hiệu quả.
Lưu ý: Sau khi dùng nên cho bé súc miệng kỹ lại với nước sạch, vì chanh có tính axit cao.