Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ bị viêm thanh quản phải làm sao?

 

Viêm thanh quản ở trẻ không còn là điều xa lạ hiện nay. Đây là tình trạng rất phổ biến. Trẻ bj viêm thanh quản thường là ở thể nhẹ thế nhưng nếu mẹ không chăm sóc bé cẩn thận thì sẽ dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Mách mẹ những cách chăm sóc trẻ khi bị viêm thanh quản và hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Mục lục

  • Đôi điều về bệnh viêm thanh quản ở trẻ
  • Triệu chứng trẻ bị viêm thanh quản
  • Nguyên nhân trẻ bị viêm thành quản
  • Khi nào cần gặp bác sĩ?
    • Trường hợp bình thường chỉ cần đi khám
    • Trường hợp cần cấp cứu
  • Biến chứng của bệnh viêm thanh quản ở trẻ
  • 10 cách điều trị viêm thanh quản ở trẻ
    • 1- Tắm nước nóng
    • 2- Xông hơi
    • 3- Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp
    • 4- Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận
    • 5- Vệ sinh mũi họng
    • 6- Cho trẻ uống đủ nước
    • 7- Sử dụng dầu tràm
    • 8- Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm
    • 9- Giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ
    • 10- Nhắc trẻ hạn chế nói và không nói to

Đôi điều về bệnh viêm thanh quản ở trẻ

Viêm thanh quản ở trẻ là hiện tượng dây thanh bị viêm do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do trẻ nói to, nói quá nhiều gây nên hện tượng sưng tấy. Khi dây thanh bị viêm sưng sẽ khiến cho chuyển động đóng mở, tạo rung khi nói bị ảnh hưởng gây ra hiện tượng biến dạng âm thanh, có thể là khàn giọng, mất giọng, khó nghe gây khó khăn khi nói

Viêm thanh quản ở trẻ gồm 2 dạng là: Viêm thanh quản cấp tính ( triệu chứng dưới 3 tuần ) và viêm thanh quản mãn tính ( kéo dài trên 3 tuần ). Thông thường trẻ sẽ chỉ bị ở dạng cấp tính nhưng nếu mẹ không có những biện pháp điều trị tận gốc thì sẽ dẫn đến hiện tượng tái phát nhiều lần, Lúc này bệnh đã ở thể mãn tính và muốn điều trị dứt điểm sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

Triệu chứng trẻ bị viêm thanh quản

Những triệu chứng rõ rệt nhất ở trẻ khi bị viêm thanh quản thường là:

  • Rát cổ họng.
  • Ho khan
  • Ngứa cổ.
  • Tắc, nghẹt mũi.
  • Giọng nói yếu ớt
  • Khàn giọng
  • Khô họng.
  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ họng.
  • Sốt nhẹ

Trẻ thường gặp dấu hiệu sốt khi đang bị viêm thanh quản

Bên cạnh đó có thể xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như:

  • Mất hẳn giọng.
  • Khó thở.
  • Đau rát cổ họng, khó nuốt, nuốt vướng.
  • Rất mệt và gặp nhiều khó khăn khi nói.
  • Sốt cao.

Nguyên nhân trẻ bị viêm thành quản

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến trẻ bị viêm thanh quản mẹ cần lưu ý để đề phòng và bảo vệ cho bé yêu của mình luôn khỏe mạnh nhé.

  • Trẻ nói quá nhiều và hay la hét gây tổn thương dây thanh.
  • Bé bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Bị viêm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
  • Trẻ bị viêm phế quản.
  • Viêm phổi.
  • Viêm VA hoặc viêm Amidan.
  • Trẻ có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Dị ứng với yếu tố bên ngoài.
  • Do mẹ không hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
  • Trẻ ăn uống quá nhiều thực phẩm hoặc đồ uống lạnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trường hợp bình thường chỉ cần đi khám

Thông thường trẻ bị viêm thanh quản hay bị ở thể nhẹ và bệnh thường kéo dài từ 1 – 3 tuần. Trên thực tế trẻ bị viêm thanh quản thường tự khỏi sau 1 tuần tuy nhiên nếu quá 1 tuần trẻ vẫn còn triệu chứng của bệnh thì mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp với trẻ. Lúc này có thể bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, siro, hoặc có thể dùng kháng sinh, kháng viêm tùy thuộc vào thể trạng bệnh của trẻ lúc đó.

Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ bị bệnh quá 1 tuần

Trường hợp cần cấp cứu

Mẹ hãy gọi cấp cứu ngay nếu như thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Ho ra máu.
  • Sốt cao trên 39°C
  • Người tím tái do khó thở.
  • Trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhai nuốt do cổ họng sưng đau liên tục không đỡ

Biến chứng của bệnh viêm thanh quản ở trẻ

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ tuy là một bệnh tuy ít nguy hiểm thế nhưng bệnh chỉ không nguy hiểm khi mẹ có những biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Nếu để bệnh của trẻ quá 3 tuần mà không can thiệp điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vậy nên xin lưu ý mẹ cần hết sức cẩn trọng khi thấy bất cứ dấu hiệu nào về sức khỏe của trẻ trở nên bất thường thì cần lựa chọn ngay phương pháp điều trị phù hợp để bảo vệ bé yêu của mình nhé.

➤ Một số biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp khi bị viêm thanh quản:

  • Suy hô hấp.
  • Khó thở, người tím tái.
  • Gây tê liệt dây thanh ( Trường hợp này cũng ít gặp ở trẻ em hơn là người lớn )
  • Ung thư vòm họng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

10 cách điều trị viêm thanh quản ở trẻ

1- Tắm nước nóng

Khi trẻ đang bị viêm thanh quản mẹ nên cho con tắm nước nóng hơn bình thường một chút để đảm bảo trẻ không bị lạnh, có thể thêm vào nước tắm vài giọt tinh dầu tràm sẽ rất tốt cho trẻ. mẹ hãy nhắc trẻ hít nhiều hơi nóng bốc lên trong quá trình tắm giống như một cách xông hơi vùng mũi họng cho trẻ cũng rất hiệu quả.

2- Xông hơi

Khi đang bị viêm thanh quản việc xông hơi cho trẻ là rất hiệu quả. Cha mẹ có thể mua máy xông hơi và xông bằng nước muối cho trẻ mỗi ngày giúp làm sạch và lành nhanh những tổn thương tại vùng thanh quản của trẻ.

3- Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp

Dinh dưỡng là vấn đề tối quan trọng đối với trẻ đặc biệt khi trẻ đang bị viêm thanh quản mẹ cần lưu ý cho trẻ có một chế độ ăn uống phù hợp. Đặc biệt nên cho trẻ ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt. Không ăn những loại đồ ăn khô cứng gây tổn thương thêm thanh quản của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho trẻ khi đang bị viêm thanh quản

4- Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận

Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày là điều rất cần thiết để giảm tối đa những bệnh lý về đường hô hấp và vùng miệng họng của trẻ. Không cho vi khuẩn có thể xâm nhập làm tổn thương thanh quản của trẻ. hãy cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối kèm theo việc cho trẻ súc miệng thường xuyên với nước muối loãng.

5- Vệ sinh mũi họng

Mẹ hãy sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng mũi họng cho trẻ mỗi ngày, nước muối có khả năng kháng khuẩn cao sẽ giúp vùng miệng họng của trẻ luôn sạch sẽ, cách này còn giúp bé phòng tránh được rất nhiều bệnh lý khác về đường hô hấp.

6- Cho trẻ uống đủ nước

Việc uống đủ nước mỗi ngày là điều rất cần thiết. Khi trẻ đang bị ốm hoặc bị viêm thanh quản mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, lưu ý cho trẻ uống nước ấm để không làm tổn thương thêm vùng họng của trẻ.

7- Sử dụng dầu tràm

Sau khi tắm mẹ hãy thoa một chút tính dầu tràm vào 2 lòng bàn chân và cổ cho trẻ. Cách này giúp giữ ấm cơ thể và áp dụng tốt cho cả người lớn.

8- Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm

Trẻ bị viêm thanh quản sẽ luôn cảm thấy vùng cổ họng bị khô rát và khó chịu. Mẹ hãy tạo thêm độ ẩm cần thiết trong không gian sống của trẻ bằng một máy tạo độ ẩm giúp trẻ dễ chịu hơn đặc biệt là vào ban đêm khi trẻ đang ngủ

9- Giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ

Cổ họng là nơi nhạy cảm đặc biệt là với trẻ nhỏ nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong việc giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ đặc biệt vào mùa đông lạnh để phòng ngừa và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

10- Nhắc trẻ hạn chế nói và không nói to

Việc kiểm soát tần suất và âm lượng khi trẻ nói cũng là điều rất quan trọng mà cha mẹ nên lưu ý để nhắc trẻ giữ gìn không làm tổn thương thêm vùng thanh quản đang bị viêm nhiễm.

Mẹ hãy hạn chế việc nói to ở trẻ khi đang bị viêm thanh quản

➤ Có thể bạn quan tâm:

Một số bệnh lý khác thường gặp ở trẻ mẹ nên biết

✔ Trẻ bị chảy máu chân răng phải làm sao?

✔ Sốt xuất huyết ở trẻ điều trị như thế nào?

✔ Mẹo vặt trị bệnh cho trẻ

Quỳnh Nguyễn - 24/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ
  • Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?
  • Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn

↑