Một trong những bệnh mà khá nhiều trẻ nhỏ mắc phải là sốt phát ban. Bệnh khiến trẻ bị sốt cao đột ngột, sau sốt là tình trạng nổi ban ở nhiều vị trí trên cơ thể. Sốt phát ban có lây không là thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Sốt phát ban là gì?
Những vết nổi trên cơ thể được nhiều người gọi là “ban” khiến nhiều người khó phân biệt những bệnh lý có triệu chứng này. Sốt phát ban là bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác đặc biệt là sởi và sốt xuất huyết. Bệnh sốt phát ban gặp khá phổ biến, hầu như trẻ em đều từng bị qua.
Với những trẻ có triệu chứng nhẹ thường không được chú ý nhưng những trẻ bị bệnh nặng thường có đầy đủ triệu chứng, có trường hợp bị giật kinh nếu cơn sốt quá cao và bất thình lình.
Nguyên nhân gây sốt phát ban là do siêu vi herpes 6 (HHV6). Nhưng bệnh này cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Những con siêu vi này có liên hệ tới những con siêu vi gây ra bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.
Sốt phát ban có lây không?
Sốt phát ban là bệnh lý do virus gây nên nên khả năng lây lan rất nhanh. Triệu chứng nổi bật của bệnh là tình trạng sốt cao, ho, viêm kết mạc mắt, nổi ban…Bệnh lây qua đường hô hấp, những người có miễn dịch kém khả năng lây bệnh rất cao. Hầu hết bệnh không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt. Nguy hiểm hơn, bệnh chưa phát đã lây tức là khi người bệnh chưa có triệu chứng đã có khả năng lây bệnh cho người khác.
Người bị sốt phát ban thường khỏi bệnh trong 7 ngày. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra biến chứng như viêm phế quản phổi.
Sốt phát ban lây qua các đường như sau:
Qua đường hô hấp
Sốt phát ban lây qua đường hô hấp, virus được phát tán ra không khí thông qua dịch đường hô hấp như nước mũi, nước bọt của người bệnh. Virus gây bệnh sẽ theo đường mũi, miệng để xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh.
Qua sử dụng vật dụng cá nhân của người bệnh
Do lây lan qua đường hô haoas nên cần tuyệt dối tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, chăn, gối, cốc, thìa…của người bệnh rất có thể lưu lại dịch hô hấp và là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
Ngăn ngừa biến chứng của sốt phát ban
Sốt phát ban không gây nguy hiểm và hầu hết đều khỏi bệnh nếu có chế độ chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời. Vì vậy, cần lưu ý khi vừa bùng phát các triệu chứng cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và khắc phục tình trạng càng sớm càng tốt.
Cho tới nay vẫn chưa có thuốc trị loại virus này nhưng hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể tiêu diệt virus gây bệnh. Do đó, trong thời gian bị bệnh cần bổ sung thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng giúp trẻ mau hồi phục.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và điều trị trẻ bị sốt phát ban:
- Hạ sốt: Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol) theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ để hạ sốt và làm giảm các triệu chứng do virus gây ra. Cần lưu ý, tránh sử dụng Aspirin cho trẻ vì có thể gây ra hội chứng hiếm gặp Reye. Bên cạnh đó, dùng cách chườm ấm hoặc mặc quần áo rộng thoáng giúp hỗ trợ hạ nhiệt
- Giảm ho và đau họng bằng cách chưng tắc với đường phèn hoặc pha trà gừng với mật ong
- Sử dụng dung dịch natri clorid 0.9% nhằm hạn chế nghẹt mũi và cảm giác khó chịu ở trẻ nhỏ.
- Các món ăn cho bé cần chế biến dạng mềm, lỏng để giúp bé dễ ăn và dễ hấp thu. Bổ sung vitamin và kháng chất để cân bằng điện giải đồng thời tăng cường sức đề kháng.
- Bổ sung đủ nước cho trẻ vì trẻ dễ mất nước do sốt gây nên bằng cách bổ sung nước lọc, sữa, các loại nước ép trái cây…
- Vệ sinh cơ thể trẻ mỗi này, rửa tay trước và sau khi ăn
- Cần đưa trẻ tới bệnh viện trong trường hợp trẻ sốt cao, khó thở, co giật, hôn mê…
Làm sao để phòng tránh?
Làm thế nào để phòng tránh sốt phát ban, dưới đây là một số biện pháp:
Với trẻ mắc bệnh sốt phát ban
- Cần cho bé ở nhà nghỉ ngơi để tránh lây nhiễm cho trẻ khác
- Cần sử dụng vật dụng cá nhân riêng cho trẻ, vệ sinh hàng ngày để tránh tình trạng virus lây lan cho các thành viên khác trong gia đình
- Khi chăm sóc trẻ bị bệnh cần hạn chế giao tiếp và sử dụng vật dụng chung với trẻ khỏe mạnh
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh ăn uống
Với trẻ chưa từng mắc virus gây bệnh
Phần lớn trẻ bị sốt phát ban đều có khả năng đối với virus gây nhiễm trùng và thường không phát bệnh trở lại. Nhưng với những trẻ chưa từng mắc bệnh cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm
- Tránh đưa trẻ tới những nơi công cộng như bệnh viện, siêu thị, bến xe…khi đang có dịch bệnh bùng phát
- Tiêm ngừa virus sởi, rubella và các virus thường gặp