Sức đề kháng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bé, là hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại bệnh tật. Thời điểm giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh ở trẻ. Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bé giúp bé chống lại các tác nhân gây hại và bớt ốm vặt.
Mục lục
Biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ
Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ có những kháng thể mà sữa công thức không thể thay thế được giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Các thành phần có trong sữa mẹ giúp trẻ chống tiêu chảy, dị ứng, táo bón, nhiễm trùng…Không chỉ vậy, sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tốt hơn. Biện pháp tốt nhất để bé khỏe mạnh là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh vì khi này sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể và dưỡng chất tốt cho bé.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ vi khuẩn đường ruột dễ bị mất cân bằng nên bé dễ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp…Do đó, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với súc khỏe của bé. Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Cần bổ sung thực phẩm sạch, an toàn vào chế độ ăn của bé. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất, đây là những dưỡng chất cần thiết giúp cho việc sản sinh năng lượng, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Vitamin giúp tăng khả năng bảo vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người.
Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin có vai trò tăng sức đề kháng tốt nhất cho bé, có tác dụng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, hỗ trợ bé phát triển hệ xương, mau lành vết thương…Các loại trái cây giàu vitamin C phải kể tới như ổi, dâu tây, cam, bưởi, xoài, đu đủ…
Thực phẩm giàu vitamin D: Tác dụng của vitamin D giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể cso thể hấp thu tốt các dưỡng chất đặc biệt là canxi, photpho tốt cho xương. Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị thiếu chất
Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Sữa chua là thực phẩm không thể thiếu khi kể tới thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn. Trong sữa chua có thành phần acid lactic có tác dụng gia tăng lợi khuẩn và ức chế các vi khuẩn gây hại cho đường ruột giúp quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng. Bổ sung sau bữa ăn chính cho bé 1 hộp sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Các loại đậu, ngũ cốc, thực phẩm giàu vitamin A, B2, B6, C, kẽm, selen và các axit béo thiết yếu cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Lưu ý, nên sử dụng loại hạt được tinh chế hơn là sử dụng ngũ cốc nguyên chất.
Cho bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch cũng như sự phát triển của trẻ. Tùy thuộc vào độ tuổi mà trẻ cần thời gian bao nhiêu để ngủ. Khi thiếu ngủ khiến cơ thể dễ mắc bệnh, hệ miễn dịch dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
Để bé khỏe mạnh, nhanh lấy lại sứ đề kháng tốt nhất cho trẻ ngủ một giấc thật sâu và đủ dài. Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn có tác dụng tích cực đến cân nặng, phát triển trí não của bé. Bên cạnh đó, phòng ngủ của bé cần được chú ý. Tốt nhất phòng ngủ cần tối và thông gió vào ban đêm. Khi ngủ trong bóng tối giúp thúc đẩy sản xuất các hormone melatonin, nó hoạt động như một chất chống oxy hoá mạnh mẽ.
Cho bé tập thể dục sớm
Một trong những cách tuyệt vời giúp trẻ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật chính là tập thể dục. Nên cho bé vận động từ 30 – 60 phút tùy theo độ tuổi giúp bé khỏe khoắn, nặng động, tạo kháng thể chống chọi với các tác nhân gây hại. Vận động không những giúp bé khỏe mạnh mà còn giúp tinh thần vui vẻ và thoải mái hơn.
Cho bé tắm nắng
Vitamin D là một trong những thành phần thiên nhiên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Hãy đảm bảo bé nhận được lượng vitamin D tự nhiên cần thiết bằng cách để tay và mặt dưới ánh mặt trời trong 20 phút mỗi ngày. Nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm để tránh tia cực tím mạnh gây hại cho da bé.
Tiêm phòng cho bé
Tiêm vacxin phòng bệnh nguy hiểm cho bé theo chương trình tiêm chủng mở rộng giúp bé phòng tránh bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, nên cho bé tiêm phòng cúm hàng năm, theo chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80%.
Danh sách thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ
Để trẻ có sức đề kháng tốt cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau vào khẩu phần ăn uống hàng ngày của bé:
Khoai lang
Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin, calories, beta-carotene, vitamin giúp tăng cường miễn dịch, chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và E dồi dào trong thực phẩm này giúp bé có hệ thần kinh khỏe mạnh. Bạn có thể chế biến khoai lang thành nhiều món khác nhau cho bé như cháo khoai lang, bánh khoai lang chiên, canh khoai lang…
Quả óc chó
Một trong những thực phẩn “vàng” giúp tăng sức đề kháng cho bé phải kể tới quả óc chó. Trong quả óc chó có chứa axit béo omega 3 lành mạnh rất tốt cho sức khỏe của bé. Cha mẹ có thể trộn chung vào hỗn hợp đồ ăn của bé để dùng.
Súp lơ
Súp lơ xanh và trắng đều rất giàu vitamin A, C tốt cho sức khỏe và tăng sức đề kháng cho bé. Bạn có thể chế biến súp lơ thành nhiều món ăn khác nhau như nấu súp, xào thịt bò đều rất ngon miệng và hấp dẫn.
Các loại rau có màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm phải kể tới như rau cải, rau dền xanh, rau bina…giàu vitamin C, Protein, Carotene và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Khi trẻ ăn các loại rau này mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện ở trẻ, tăng khả năng phòng các bệnh truyền nhiễm.
Tỏi
Tỏi là gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn, đây là siêu thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch đặc biệt đối với trẻ em. Trong tỏi có tính kháng virus, kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Khi chế biến món ăn cho bé cha mẹ hãy dùng như gia vị hàng ngày là được.
Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm giàu acid béo omega 3 có tác dụng tốt cho sự phát triển não của bé, giúp giảm viêm, bảo vệ phổi của trẻ khỏi cảm lạnh và các nhiễm trùng đường hô hấp.
Theo kết quả của các nghiên cứu chỉ ra rằng acid béo trong cá hồi giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Thịt nạc
Thịt nạc có chứa protein là chất dinh dưỡng rất quan trọng giúp duy trì sức khỏe. Không chỉ vậy, kẽm có chứa trong thực phẩm này giúp cá tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả, chống nhiễm trùng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trứng
Một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng phải kể tới là trứng. Trong trứng còn cung cấp vitamin D tự nhiên cho trẻ đồng thời các dưỡng chất như vitamin B, selen, trứng là lựa chọn hàng đầu để mẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.