Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh về hô hấp. mẹ nên hết sức lưu ý đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Lúc này nếu trẻ sơ sinh bị ho mẹ đừng quá lo lắng vì mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để trị ho cho trẻ. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ phù hợp khi trẻ mới bắt đầu ho, nếu sau vài ngày áp dụng không khỏi mẹ nên cho con đi khám bác sĩ vì trẻ sơ sinh bị ho lâu ngày sẽ rất nguy hiểm mẹ không nên chủ quan.
Mục lục
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho
- Mách mẹ cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà
- 1. Sử dụng nước muối loãng trị ho cho trẻ sơ sinh
- 2. Cho bé bú mẹ nhiều hơn tăng cường sức đề kháng
- 3. Tắm cho bé với nước gừng ấm hoặc tinh dầu tràm
- 4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ để con bú có đủ dưỡng chất
- 5. Không gian sống của trẻ nên giữ sạch sẽ
- 6. Nâng cao đầu trẻ khi ngủ
- 7. Nếu trẻ sơ sinh bị ho kèm theo sốt
- 8. Để trẻ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn
- Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho
Một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị ho. Ba mẹ nên lưu ý để phòng ngừa cho trẻ.
- Trẻ có bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản….
- Trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi, viêm họng,…
- Thời tiết khắc nghiệt, nóng lạnh đột ngột.
- Trong nhà có người hút thuốc lá khiến trẻ phải gián tiếp ngửi khói thuốc.
- Môi trường sống của trẻ không sạch, chứa nhiều bụi bẩn.
- Trẻ bị sặc hoặc hóc dị vật.
- Trẻ bị ho gà.
- Sử dụng than củi để sưởi sau khi sinh.
- Trẻ bị dị ứng.
Mách mẹ cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà
1. Sử dụng nước muối loãng trị ho cho trẻ sơ sinh
Nước muối loãng có khả năng diệt khuẩn rất tốt sẽ giúp làm sạch vùng mũi họng cho trẻ sớ sinh. Mẹ hãy vệ sinh vùng mũi họng cho bé với nước muối loãng mỗi ngày giúp trị ho hiệu quả cho trẻ.
2. Cho bé bú mẹ nhiều hơn tăng cường sức đề kháng
Sữa mẹ là nguồn sinh dưỡng dồi dào và nâng cao sức đề kháng cho trẻ hiệu quả. Trong quá trình trẻ bị ho mẹ hãy cho con bú nhiều hơn thay vì ăn thêm sữa ngoài để giúp bé yêu tăng cường sức đề kháng giúp đẩy lùi nhanh những cơn ho ở trẻ
3. Tắm cho bé với nước gừng ấm hoặc tinh dầu tràm
Nước gừng hoặc tinh dầu tràm có công dụng làm ấm cơ thể cho trẻ giúp giảm nhanh triệu chứng ho khan, ho có đờm hoặc khi cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh. mẹ hãy tắm cho con bằng nước ấm pha với nước cốt gừng tươi hoặc sử dụng một chút tinh dầu tràm hòa cùng nước tắm cho bé. Sau khi tắm mẹ có thể thoa thêm một chút dầu tràm vào lòng bàn chân cho bé để giữ ấm cho toàn bộ cơ thể trẻ.
Xin lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho mẹ cũng nên hạn chế tắm cho trẻ đề phòng cơ thể của trẻ bị nhiễm lạnh những cơn ho sẽ kéo dài hơn và khó chữa khỏi dứt điểm. Chỉ tắm cho trẻ khi cần thiết
4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ để con bú có đủ dưỡng chất
Quá trình cho con bú là lúc mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể vì lúc này mẹ ăn gì con ăn nấy. Mẹ hãy tự xây dựng cho mình chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để cung cấp nguồn sữa mẹ dồi dào và giàu dinh dưỡng cho trẻ khỏe manh, giúp những cơn ho thuyên giảm nhanh chóng. Lúc này mẹ nên bổ sung nhiều thịt cá, tôm cua, rau xanh và trái cây tươi để nguồn sữa của mẹ đủ dinh dưỡng cần thiết nhé.
5. Không gian sống của trẻ nên giữ sạch sẽ
Ba mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ không gian sống của trẻ sơ sinh đặc biệt là phòng ngủ. Thường xuyên giặt sạch chăn, ga, gối để trẻ không phải hít nhiều bụi bẩn. Thường xuyên lau dọn phòng. Giảm bớt đồ đạc không cần thiết trong không gian sống của trẻ vì bụi bẩn khiến cổ họng bị kích thích dẫn đến những cơn ho khó có thể chữa khỏi dứt điểm.
6. Nâng cao đầu trẻ khi ngủ
Khi trẻ ngủ mẹ nên nâng cao đầu cho trẻ một chút bằng gối mềm điều này giúp trẻ dễ thở hơn, để không khí không đi thẳng vào cổ họng giúp những cơn ho giảm dần rất hiệu quả. Điều này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.
7. Nếu trẻ sơ sinh bị ho kèm theo sốt
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nếu bị sốt do ho nhiều là điều rất không tốt vậy nên mẹ cần lưu ý có những biện pháp phù hợp để hạ sốt cho con ngay khi chúng mới bắt đầu. Bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp với cân nặng của trẻ. Chườm ấm vùng chán, nách và bẹn của bé. Mặc quần áo thoáng mát giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn sau đó đưa trẻ đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp bởi trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên để bị sốt lâu.
8. Để trẻ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn
Khi trẻ bị ốm, mệt, viêm đường ho hấp hay ho nhiều ba mẹ hãy tạo không gian yên tĩnh giúp trẻ được ngủ nhiều hơn. Trong quá trình ngủ sẽ giảm tối đa những cơn ho quay trở lại.
Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho
- Mẹ hãy giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vùng cổ họng.
- Nếu là mùa hè nên cho trẻ mặc đồ dài tay nhưng đủ độ thoáng để không bị mồ hôi lưng.
- Mẹ nên uống thêm nhiều nước ấm mỗi ngày giúp nguồn sữa mẹ dồi dào hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho trẻ hàng ngày.
- Tuyệt đối không sử dụng mật ong để điều trị ho cho trẻ sơ sinh.
- Mẹ lưu ý trẻ sơ sinh không cần uống thêm nước lọc vì nguồn sữa đã cũng cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của trẻ.
- Không nên cho trẻ nằm điều hòa thường xuyên, mẹ nên mở cửa thoáng và đón ánh nắng cho trẻ vừa giúp trẻ có không gian thoáng vừa có thể tắm nắng cho trẻ.
- Mẹ hạn chế tắm cho trẻ nếu tắm hãy tắm nhanh và giữ cho cơ thể trẻ đủ ấm.
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp mẹ có thêm kiến thức trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi sát xao biểu hiện của trẻ và cho trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ bị ho kéo dài trên 5 ngày hoặc trẻ xuất hiện những dấu hiệu lạ để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.