Sốt phát ban là bệnh lây nhiễm gặp khá phổ biến ở trẻ em, bệnh gây sốt cao đột ngột, ho, sổ mũi, sau sốt nổi ban ở nhiều vị trí trên cơ thể. Sốt phát ban ở trẻ cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây.
Sốt phát ban là bệnh gì?
Sốt phát ban là hiện tượng nóng sốt kèm theo nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên trên da. Bệnh không gây nhiều nguy hiểm, đối với trẻ em chỉ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc đầy đủ sẽ không để lại biến chứng gì. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và biến chứng.
Sốt phát ban có 2 dạng:
- Sốt ban đỏ
- Sốt ban đào
Cả hai đều có nguyên nhân và triệu chứng tương tự nhau, cha mẹ cần nắm rõ các biểu hiện của bệnh để phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả tốt.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng thường xuất hiện sau 1 – 2 tuần khi mắc bệnh. Người bệnh có các triệu chứng như:
Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh, người bệnh bị sốt cao trên 39,4 độ . Các triệu chứng khác đi kèm khi trẻ mắc bệnh có thể là viêm họng, sổ mũi, ho. Ngoài ra, xuất hiện các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của bé. Sốt kéo dài trong 3 – 5 ngày.
Sốt là dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị sốt phát ban
Phát ban: Các nốt phát ban nổi lên sau sốt, trên da người bệnh xuất hiện các đốm đỏ, nhỏ hoặc sưng lên, một số đốm có đặc điểm là những vòng trắng bao quanh. Phát ban lan từ ngực, lưng, bụng sau đó sang cổ tay, cánh tay. Các ban có thể lan xuống chân, mặt tùy theo tình trạng và thường biến mất sau vài giờ thậm chí vài ngày mà không để lại dấu tích gì.
Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Tiêu chảy nhẹ
- Chán ăn
- Sưng mí mắt
Khi có những dấu hiệu dưới đây cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:
- Trẻ sốt cao hơn 39,5°C
- Trẻ bị sốt phát ban và sốt kéo dài hơn 7 ngày
- Phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày
- Nếu hệ miễn dịch bị tổn hại và bé từng tiếp xúc với người mắc bệnh sốt phát ban.
Kiêng gì khi bị sốt phát ban?
Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc và sinh hoạt đúng cách giúp bệnh có chuyển biến tốt hơn, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sốt phát ban:
Không ở môi trường chật chội, ẩm thấp
Người bệnh sốt phát ban nên dành thời gian để nghỉ ngơi, không nên ở không gian ẩm thấp, chật chội là môi trường dễ khiến bệnh lây lan mạnh mẽ. Người bệnh nên chọn không gian sống thoáng, nhiều ánh sáng, sạch sẽ vừa thích hợp nghỉ ngơi và tránh được caccs tác nhân gây bệnh.
Không gãi lên da
Khi bị sốt phát ban cơ thể nổi ban ban đỏ, có thể khiến người bệnh khó chịu và ngứa ngáy. Dùng tay gãi khiến da xước dẫn tới nhiễm trùng da và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi tắm cần cẩn trọng
Không nên tắm nước lạnh, tắm quá lâu. Cần tắm nhanh, lau khô người, tắm nước ấm có thể cho thêm vài hạt muối. Tắm xong cần dùng khăn mềm, sạch thấm nước nhẹ nhàng khắp cơ thể sau đó hãy mặc quần áo.
Nơi đông người, nơi công cộng không nên đến
Cần chủ động tránh tiếp xúc những nơi đông người như công viên, siêu thị, trường học…để tránh lây nhiễm cho người khác. Bên cạnh đó, người bệnh không nên tiếp xúc những nơi ô nhiễm, hóa chất hoặc thú nuôi để tránh tình trạng bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
Không mặc quần áo chật
Mặc quần áo bó sát hoặc quần áo có chất liệu khô cứng khiến cơ thể khó thoát nhiệt, quần áo cọ vào da khiến da mẫn cảm và khó chịu hơn.
Tốt nhất nên chọn quần áo rộng rãi có chất liệu mềm mại, có khả năng thấm hút tốt giúp người bệnh dễ chịu.
Kiêng ăn dồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
Thức ăn cay nóng và đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến người bệnh thấy khó tiêu, bụng ì ạch gây cảm giác mệt mỏi cả ngày.
Kiêng ăn trứng và đồ khó tiêu
Trứng nhiều chất dinh dưỡng và sinh nhiều nhiệt lượng khiến tình trạng sốt của người bệnh càng trầm trọng
Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà
Chăm sóc đúng cách giúp trẻ bị sốt phát ban nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một số thông tin chia sẻ giúp cha mẹ có biện pháp chăm sóc bé đúng cách:
Hạ sốt đúng cách
Khi bị sốt trên 38 độ C thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần. Để hỗ trợ hạ sốt lau mát cho trẻ bằng nước ấm tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.
Giảm ho và đau họng
Cho trẻ uống thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần lá dày, tắc chưng đường phèn, gừng hấp mật ong…
Thông mũi
Làm thông mũi cho trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm
Chế độ ăn hàng ngày
Cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ, chế biến thức ăn dạng cháo/súp giúp trẻ dễ tiêu. Trong trường hợp trẻ ăn uống khó khăn có thể chia nhỏ nhiều bữa giúp trẻ nhận đủ dưỡng chất.
Cung cấp đủ nước cho trẻ hơn bình thường, uống nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng. Với trẻ đang bú mẹ vẫn cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.
Giữ vệ sinh cơ thể
Cần tắm rửa cho bé mỗi ngày, không nên kiêng gió kiêng nước kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể khiến trẻ khó chịu, làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Cần lưu ý, cha mẹ không nên để trẻ bị lạnh.