Trái cây rất tốt cho cơ thể, bởi nó là nguồn vitamin dồi dào giúp tăng sức đề kháng. Nhưng đối với bệnh viêm loét dạ dày, một số loại trái cây lại không hề tốt cho tình trạng dạ dày bị viêm loét. Vậy bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những loại trái cây nào là tốt nhất? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương gây viêm và loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp bề mặt niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra.
>> Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày khi mang thai
Triệu chứng của viêm loét dạ dày
Các triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày gồm có:
- Đau bụng vùng thượng vị: Đau bụng thượng vị là triệu chứng chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn kèm theo cảm giác bỏng rát. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện thường gặp của viêm loét dạ dày, nó có thể là tiêu chảy hoặc táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.
Viêm loét dạ dày cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm loét dạ dày có thể gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, nguy hiểm đến tính mạng.
Những loại trái cây bệnh viêm loét dạ dày nên ăn
Chế độ ăn uống rất quan trọng với bệnh viêm loét dạ dày nó có thể giúp tăng đề kháng và giảm thiểu tình trạng viêm loét dạ dày tái phát nếu người bệnh có thể tránh xa những loại thực phẩm không tốt cho dạ dày.
Bên cạnh việc điều trị viêm loét dạ dày thì bổ sung các loại trái cây, bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng cùng những thói quen sinh hoạt tốt có thể hỗ trợ điều trị bệnh, giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người viêm loét dạ dày nên ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin (A, B, C, K,…), khoáng chất và chất xơ để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm lượng acid trong dạ dày, điều hòa nhu động ruột. Từ đó sẽ giảm được các cơn đau, cải thiện bệnh nhanh chóng.
Dưới đây là một số loại trái cây mà người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn:
Cherry
Theo nghiên cứu quả Cherry giàu flavonoid (chất chống oxy hóa). Người bệnh dạ dày ăn cherry có thể cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức đề kháng, ức chế hoạt động của vi khuẩn H. pylori, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ăn cherry có thể cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức đề kháng, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP dạ dày.
Dâu tây
Dâu tây là loại quả nằm trong danh sách các loại trái cây có hàm lượng axit thấp, giống với lê, táo và mâm xôi. Thành phần chính của dâu tây là vitamin và khoáng chất nên sẽ bổ sung cho dạ dày các hoạt chất cần thiết để điều trị những vết lỡ loét ở niêm mạc, làm giảm cơn đau, cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Dâu tây không chỉ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao mà dâu tây còn có khả năng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa tự nhiên và các enzym trong cơ thể. Chính vì vậy, ăn nhiều dâu tây chín giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày từ những giai đoạn đầu.
Lựu
- Trong quả lựu có các hoạt chất: Tanin cao, alkaloid, pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin, axít betulic và 3 chất base khác, granatin, axít betulic, axít ursolic và isoquercetin. Ngoài ra quả lựu vị chua, chát, tính ấm; có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng, sát trùng trừ sán, cầm máu, ngăn chặn các hiện tượng viêm, loét, các khuẩn có hại trong dạ dày.
- Không chỉ vậy, lựu còn cung cấp đầy đủ chất xơ chính là cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh được nguy cơ táo bón và những vấn đề tiêu hóa khác. Một quả lựu có thể đáp ứng khoảng 45% lượng chất xơ dành cho một ngày được các chuyên gia khuyến cáo. Đối với người mắc bệnh dạ dày lại càng thêm có lợi.
- Mỗi ngày sử dụng một lượng lựu vừa đủ sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng đau dạ dày trong thời gian ngắn. Giống như các loại trái cây khác, lựu chứa nhiều khoáng chất và vitamin, có thể làm giảm nhanh các cơn đau và nóng rát ở vùng thượng vị, giúp ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Việt Quất
- Trong quả việt quất có lượng chất chống oxi hóa, chống viêm loại quả này có khả năng ngăn ngừa và ức chế vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn Hp.Ngoài ra việt quất chứa hàm lượng lớn chất xơ, khoáng chất và vitamin, có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế được sự nguy hại của gốc tự do, giúp dạ dày tránh được nhiễm trùng.
- Bên cạnh đó, việt quất còn chứa hoạt chất proanthocyanidins flavonoid có khả năng chống vi khuẩn, ngăn ngừa sự kết dính của chúng trong dạ dày, giảm nhanh các cơn đau âm ỉ bên trong bụng, làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Bổ sung quả việt quất tươi hoặc nước ép việt quất vào chế độ ăn ở mức độ vừa phải rất tốt cho người bệnh dạ dày
Cam
- Theo nghiên cứu, cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả và có nhiều hoạt chất giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn Hp, giữ cho dạ dày không bị nhiễm trùng khi viêm loét, cải thiện bệnh đáng kể.
- Ngoài ra trong cam có lượng axit ascorbic giúp chống viêm, hoạt chất favonol citrus giúp làm tăng lượng axit clohydric có trong dạ dày.Từ đó giúp dạ dày hoạt động ổn định, cải thiện tình trạng tiêu hóa cảm, chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, táo bón,…;
- Tuy nhiên, chỉ nên ăn cam với một lượng vừa đủ, nếu lượng acid được dung nạp vào trong cơ thể bị dư thừa sẽ làm gia tăng tiết dịch vị gây kích thích mạnh mẽ lên lớp niêm mạc dạ dày. Khi đó, người bệnh sẽ chịu phải nhiều chứng đau đơn khó chịu, thậm chí dạ dày bị viêm loét gây nên các cơn co thắt, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Táo
Trong trái táo, có khoảng 30mg ketone, 15% là các chất hydrocarbon và chất keo; Các loại vitamin E, A, C. Ngoài ra, lượng kali và các chất chống oxy hóa cũng rất phong phú.
Táo cũng là loại trái cây chứa nhiều pectin, có khả năng thúc đẩy hoạt động ở dạ dày và đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nên rất có lợi cho người đau dạ dày. Chính vì thế, dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn, không phải bị kích thích mạnh nên sẽ giảm được các cơn đau dai dẳng, tránh được đầy hơi, chướng bụng hiệu quả..
Chuối
Trong chuối chứa một lượng lớn vitamin A, B6, C, K cùng nhiều chất xơ, chất đạm và các khoáng chất (canxi, natri, magie, sắt,..) giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày khỏe hơn mỗi ngày. Chính nhờ những hoạt chất này giúp trung hòa được acid bên trong dạ dày, làm dịu bụng, giảm được cơn đau âm ỉ và tốt cho hệ tiêu hóa.
Chuối là loại trái cây dễ tiêu hóa và không gây hại cho dạ dày, chúng giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày bởi chúng chứa rất nhiều pectin- loại hoạt chất giúp vận động nhu động ruột một cách tự nhiên.
Bơ
Trong quả bơ chứa nhiều kali, chất xơ- đây là những hoạt chất có lợi cho dạ dày. Ngoài ra trong thành phần của bơ còn có nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra trơn tru. Đồng thời làm dịu niêm mạc, chữa lành các vết loét bên trong dạ dày.
Thường xuyên ăn bơ không những giúp giảm đau dạ dày mà còn hỗ trợ tuyệt vời cho quá trình tiêu hóa của nhu động ruột. Có nhiều cách sử dụng bơ: ăn nguyên quả, làm sinh tố bơ… đều là những cách tiện dụng để có thể thưởng thức bơ tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thử.
Đu đủ chín
- Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong đu đủ có những thành phần rất có lợi cho việc điều trị bệnh: xenlulozo, folate, chất xơ có trong đu đủ sẽ ngăn chặn tình trạng táo bón. Từ đó sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và cải thiện các vấn đề như trào ngược, viêm loét dạ dày
- Tuy nhiên người bệnh nên nhớ chỉa ăn đu đủ chín mwois tốt cho dạ dày, hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất tốt vì nó chứa enzyme papain và Chymopapain có tác dụng sản sinh acidlic giúp xoa dịu và giảm cơn đau tức thì, cho cơ thể trở về trạng thái thoải mái, dễ chịu.
- Không chỉ vậy, ăn đu đủ chín thường xuyên còn kích thích được hệ tiêu hóa, giảm được triệu chứng khó tiêu, táo bón hiệu quả.
- Nên ăn đu đủ chín sau bữa ăn.
Hỏi đáp: Bị viêm loét dạ dày uống nước dừa có sao không?
Lưu ý chế độ ăn của người viêm loét dạ dày
- Người bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế rượu, bia, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua, hoa quả, dấm…
- Tránh xa khói thuốc, bia rượu và chất kích thích.
- Ăn chậm, nhai kỹ , không cần thiết phải ăn cơm nếp như trước đây.
- Nên chế biến đồ ăn mềm, có thể ăn loại thức ăn dạng lỏng: Cháo, súp chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.
- Bệnh nhân cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả
Trên đây là danh sách một số loại trái cây người bệnh viêm loét dạ dày có thể tham khảo bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày. Mong rằng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng bệnh tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện cơn đau dạ dày một cách hiệu quả nhất.