Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 45 tuổi, gần đây tôi có triệu chứng đau vùng bụng trên dữ dội, thỉnh thoảng tôi lại có triệu chứng này khiến cơ thể rất mệt mỏi, người tôi gầy rộc trông thấy. Sợ mắc bệnh hiểm nghèo, tôi đi khám và được kết quả, tôi bị viêm dạ dày cấp. Bác sĩ nói bệnh có thể điều trị để ngăn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi, bệnh viêm dạ dày cấp thì tôi phải làm sao? Tôi cảm ơn bác sĩ.
(Lam Liên, Cao Bằng)
Trả lời:
Chào bạn Lam Liên!
Đầu tiên, meyeucon.org xin gửi lời cảm ơn bạn Lam Liên đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Với câu hỏi “Bệnh viêm dạ dày cấp phải làm sao?” của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng sưng và viêm đột ngột ở lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến cảm giác đau nghiêm trọng tại vùng thượng vị hoặc xuất hiện một số triệu chứng tiêu hoá khác. Ngoài ả nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
Một số dấu hiệu của viêm dạ dày cấp tính dễ nhận biết nhất:
Đau bụng vùng thượng vị
- Đau bụng vùng thượng vị là biểu hiện dễ gặp nhất của bệnh viêm dạ dày cấp. Ngoài ra đau bụng vùng thượng vị còn kèm theo nóng rát, cồn cào.
- Một số trường hợp đau bụng vùng thượng vị xuất hiện sau khi ăn no 2-3 tiếng, thức ăn sẽ tác động đến niêm mạc bị xung huyết gây đau dữ dội.
- Đau dạ dày cấp vùng thượng xuất hiện khi đang đói, có khi cơn đau hành hạ lúc nửa đêm, gần sáng gây mất ngủ, mệt mỏi, cơn đau rát bỏng, thi thoảng đau quặn từng cơn
- Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy tức ngực và đau lan ra sau lưng…
Buồn nôn và nôn
- Người bệnh có thể buồn nôn và nôn nhiều ngay sau khi ăn xong, nôn hết thức ăn.
- Khi nôn cơn đau bụng sẽ giảm nhưng 1 lúc sau cơn đau lại xuất hiện
- Tình trạng nôn quá nhiều mà không can thiệp sẽ làm cho người bệnh mất nước và chất điện giải, hốc hác, nhợt nhạt, mệt mỏi và gây sút.
Xuất huyết dạ dày
Tình trạng chảy máu dạ dày xảy ra khi người bệnh không xử lý được tình trạng bệnh và có những biểu hiện như người bệnh nôn ra máu tươi, đau bụng dữ dội, thức ăn không thể dung nạp vào dạ dày,…
Ngoài ra, nôn có thể kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng, đi lỏng, sinh hơi nhiều (trung tiện nhiều) và chán ăn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp
Bệnh chủ yếu xảy ra bởi sự mất cân bằng của yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và những yếu tố gây viêm loét dạ dày sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện cho axit tiêu hóa gây kích ứng dạ dày.
Một số nguyên nhân chính dẫn tới viêm loét dạ dày:
- Sử dụng thuốc, thuốc kháng sinh, chống viêm không steroid (NSAIDs) và corticosteroid
- Do vi khuẩn H. pylori
Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp cũng có thể do:
- Nhiễm virus
- Stress, căng thẳng quá mức
- Mắc một số bệnh về tiêu hóa và rối loạn, như bệnh Crohn
- Sử dụng chất gây nghiện
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cấp thường bao gồm:
- Biến chứng sau phẫu thuật
- Suy gan
- Suy hô hấp
Phải làm gì khi mắc viêm dạ dày cấp
Sử dụng thuốc điều trị
Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị kết hợp một số loại thuốc kê toa để điều trị viêm dạ dày cấp tính, ví dụ như:
- Các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để trung hòa axit dạ dày.
- Thuốc kháng H2 làm giảm sản xuất axit dạ dày và có thể uống trong vòng 10 – 60 phút trước khi ăn.
- Thuốc ức chế bơm proton giúp ức chế sản xuất axit dạ dày. Các thuốc này chỉ nên được dùng một lần trong mỗi 24 giờ và không quá 14 ngày.
- Thuốc kháng sinh chỉ cần thiết nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như H. pylori.
Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng kết hợp với chất ức chế bơm proton, thuốc kháng axit hoặc thuốc đối kháng H2. Phác đồ điều trị thường kéo dài từ 10 ngày đến 4 tuần.
Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs hoặc corticosteroid nào để xem các triệu chứng bệnh có thuyên giảm không. Tuy nhiên, bạn không được tự ý ngừng dùng các thuốc này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Thiết lập chế độ ăn uống
Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm dạ dày cấp. Nhất là với những người có chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học. CHính vì thế
- Không nên thường xuyên ăn những đồ ăn nhiều gia vị cay nóng
- Không nên ăn thường xuyên những đồ ăn nhanh, chế biến sẵn bởi chúng có nhiều chất bảo quản
- Không nên ăn uống vô tử chức, ăn đêm, ăn gần giờ đi ngủ
- Nên ăn đúng bữa, đủ bữa
Tất cả những thói quen ăn uống này dễ dẫn đến tình trạng dạ dày bị tổn thương, gây ra các bệnh nguy hiểm liên quan.
Thay đổi lối sống
Việc thay đổi lối sống giúp cơ thể mạnh khoẻ, tăng sức đề kháng và có thể giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày cấp cũng như những triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như:
- Hạn chế uống bia rượu và sử dụng những chất kích thích
- Tránh xa khói thuốc và hút thuốc
- hạn chế những món ăn cay, chiên xào hoặc có nhiều axit
- Không nên ăn quá no và quá đói, nên chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ
- Kiểm soát và giảm căng thẳng
- Tránh dùng các thuốc kích thích niêm mạc dạ dày như aspirin hoặc NSAIDs
Những thói quen giúp phòng ngừa bệnh viêm dạ dày cấp
- Thực phẩm nên nấu chín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Không nên ăn quá nhiều thức ăn1 lúc, nên chia nhỏ các bữa để dạ dày được co bếp nhẹ nhàng
- Nên ăn chậm, nhai kĩ, không nên ăn cơm chan nước canh mà vội vàng nuốt không nhai kĩ
- Sau khi ăn không nên hoạt động mạnh hay chạy nhảy
- Hạn chế ăn những thực phẩm chua, nóng, nước có ga, chè đặc, cà phê…
- Có thể sử dụng những mẹo giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày: Các loại trà: Hoa cúc, nước nha đam, nghệ mật ong, trà gừng…
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm dạ dày cấp và những cách giúp bạn điều trị viêm dạ dày cấp, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích đến bạn. Chúc bạn sức khoẻ!