Viêm loét dạ dày là bệnh lý xảy ra phổ biến. Bệnh không gây nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh nếu người bệnh không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, đúng đắn.
Mục lục
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những tổn thương và viêm loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng – phần đầu của ruột non do các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong thành dạ dày và lại kết hợp cùng với lượng axit trong dạ dày dư thừa.
Bệnh viêm loét dạ dày thông thường :
- Xảy ra tỉ lệ cao nhất là ở tá tràng chiếm đến 95%,
- Xảy ra trong dạ dày chiếm 60%
- Còn lại 25% là các vết loét xuất hiện ở bờ cong nhỏ của dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày thông thường sẽ xảy ra theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: Người bệnh viêm loét dạ dày sẽ cảm nhận được rõ rệt các triệu chứng. Các triệu chứng sẽ xuất hiện một các đột ngột và diễn tiến của chúng cũng rất nhanh, nên người bệnh thường không để ý và chủ quan. Nếu được phát hiện sớm thì ở giai đoạn này bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
- Giai đoạn mãn tính: Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày sẽ dai dẳng kéo dài, diễn tiến chậm hơn so với giai đoạn cấp. Điều điều trị khó triệt để, thậm chí còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
- Do vi khuẩn HP: Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chiếm đến 50% gây viêm loét dạ dày. Đại đa số hầu hết những người mắc bệnh đều liên quan đến vi khuẩn HP. Đây là loại vi khuẩn khi xâm nhập vào trong cơ thể, chúng sẽ khiến cho các dịch vị từ dạ dày tiết ra nhiều hơn, hoạt động của dạ dày bị rối loạn.
- Lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng viêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày này chiếm khoảng 20-25%. Các thành phần trong các loại thuốc này có khả năng làm bào mòn đi lớp màng bảo vệ dạ dày. Từ đó, axit dạ dày sẽ có cơ hội xâm lấn vào bên trong và gây nên tình trạng viêm và loét dạ dày.
- Thói quen sinh hoạt: Thí quen sinh hoạt chiếm khoảng 25% nguyên nhân mắc viêm loét dạ dày. Một số thói quen như: Ăn uống không lành mạnh, bỏ bữa, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, bị áp lực, stress trong công việc, cuộc sống, do bệnh lý như là suy thận, viêm gan, viêm phổi, uống quá nhiều rượu và di truyền đặc biệt là nhóm máu O cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến.
- Nguyên nhân khác: Ngoài ra còn một số những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày khác chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng tuy nhiên không phải là không thể xảy ra phải kể đến như là: hút thuốc lá, dị ứng thức ăn, rối loạn tự nhiên,..
Triệu chứng viêm loét dạ dày
Triệu chứng viêm loét dạ dày thường rất dễ khiến ra lầm tưởng với một số bệnh về tiêu hoá khác. Tuy nhiên, bạn hãy để ý một số triệu chứng dưới đây để biết và nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất kiểm tra ngay nhé, để có thể có những biện pháp điều trị kịp thời:
- Rối loạn tiêu hóa: Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm loét dạ dày, đó chính là triệu chứng: Đầy hơi, chán ăn, đi đại tiện khó. Ngoài ra dọc khung đại tràng thi thoảng bạn sẽ cảm nhận được những cơ đau tại đây.
- Đau bụng: Nếu bạn thấy biểu hiện đau bụng sau khi ăn xong khoảng từ 15 phút đến 1 tiếng hoặc có thể đau ngay lúc vừa ăn xong thì rất có thể bạn có vết viêm loét ở tâm vị dạ dày hoặc là ở bờ cong nhỏ. Nếu đâu khoảng sau 2-3 tiếng sau khi thì rất có thể bạn có vết viêm loét ở vị trí trong hang vị dạ dày. Nếu đau bụng ở bên vùng bụng trái, kéo lên ngực thì có thể bạn sẽ có viêm loét ở vị trí mặt sau dạ dày.
- Cảm giác buồn nôn: Cảm giác buồn nôn sau khi ăn hoặc trước khi ăn cũng đã thấy buồn nôn rồi thì khả năng bạn đã mắc viêm loét dạ dày
- Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Biểu hiện ợ chua, ợ nóng thường gặp ở những người trẻ mắc viêm loét dạ dày. Hiện tượng này kéo dài còn dẫn đến những triệu chứng như: Đau rát cổ họng, ho liên tục kéo dài và nhiều hơn về buổi đêm gây mất ngủ.
- Xuất huyết dạ dày: Biểu hiện này thường gặp ở những người mắc viêm loét dạ dày ở những giai đoạn bệnh chuyển nặng.
Biến chứng của viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị thích hợp, lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Xuất huyết tiêu hóa trên (chảy máu vết loét):
Đây là biến chứng thường gặp nhất. Theo thống kê có khoảng 15-20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có một hoặc nhiều lần chảy máu. Xuất hiện thường gặp ở những người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu có thể xảy ra trong đợt loét tiến triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.
Thủng hoặc dò ổ loét:
Đây là biến chứng thường xuất hiện khởi đầu từ những cơn đau dữ dội như có dao đâm
Hẹp môn vị:
Biến chứng hẹp môn vị thường gặp ở ổ loét hành tá tràng. Bệnh thường biểu hiện là đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ.
Ung thư hóa:
Trườn hợp biến chứng này xảy ra khoảng từ 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm.
Điều trị viêm loét dạ dày
Điều trị theo kê đơn của bác sĩ
Mục tiêu của điều trị viêm loét là giảm đau, chữa lành vết loét và ngăn ngừa biến chứng. Bước đầu tiên trong điều trị liên quan đến việc giảm các yếu tố nguy cơ đó là NSAID và thuốc lá. Bước tiếp theo là sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
Điều trị H. pylori
Điều trị cần có sự kết hợp của nhiều loại kháng sinh, các loại kháng sinh thường được sử dụng là:
- Tetracycline , amoxicillin ,
- Metronidazole ( Flagyl ),
- Clarithromycin ( Biaxin )
- Levofloxacin ( Levaquin ).
Thuốc kháng axit
Các thuốc kháng axit như:
- Maalox ,
- Mylanta
- Amphojel
Thuốc kháng H2
Thuốc đối kháng histamine (thuốc chẹn H2) là thuốc được thiết kế để ngăn chặn hoạt động của histamine trên tế bào dạ dày và làm giảm sản xuất axit. Trong khi thuốc chẹn H2 có hiệu quả trong việc chữa lành vết loét, chúng có vai trò hạn chế trong việc diệt trừ H. pylori mà không cần dùng kháng sinh. Do đó, vết loét thường xuyên quay trở lại khi ngừng H2.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Omeprazole ( Prilosec ),
- Lansoprazole ( Prevacid ),
- Pantoprazole ( Protonix ),
- Esomeprazole ( Nexium )
- Rabeprazole ( Aciphex)
Thuốc Sucralfate (Carafate) và misoprostol (Cytotec)
Đây là những loại thuốc làm tăng cường niêm mạc ruột chống lại các cuộc tấn công của dịch vị có tính axit. Sucralfate bao phủ bề mặt vết loét và thúc đẩy quá trình lành vết thương viêm loét.
- Sucralfate ( Carafate )
- Misoprostol ( Cytotec )
Những loại thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, tuỳ tình trạng, mức độ của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và sử dụng cho phù hợp. Người bệnh không nên sử dụng bừa bãi, trước khi sử dụng nên qua thăm khám và tư vấn kê đơn của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị không kê đơn
Bao gồm:
- Thay đổi lối sống
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
- Sử dụng các sản phẩm BVSK giúp bảo vệ hệ tiêu hoá
Thay đổi lối sống:
- Tránh sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
- Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
- Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái.
- Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ.
- Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress…
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
- Có thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: Ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…
- Ăn đủ chất đạm trong mỗi bữa ăn
- Tránh ăn quá nhiều đường và tinh bột.
- Tránh ăn quá no hoặc để bụng qúa đói
- Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..
Sử dụng các sản phẩm BVSK giúp bảo vệ hệ tiêu hoá
Việc sử dụng thêm các sản phẩm BVSK để bảo vệ hệ tiêu hoá, bảo vệ niêm mạc dạ dày là việc rất cần thiết. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược tự nhiên, những thành phần GIGANOSIN (chiết xuất từ dạ cẩm), Mucosave FG HIA (chiết xuất cây xương rồng và lá Oliu), Cao Núc Nác, Cao Thương truật…nên có độ lành tính, an toàn khi sử dụng mà lại mang lại hiệu quả cao được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Kết luận
Bệnh viêm loét dạ dày ở những giai đoạn mới các triệu chứng thường dễ nhầm với những bệnh khác. Tuy nhiên, bạn nên để ý kĩ và nên đi khám để được chẩn đoán chính xác về bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Các phương pháp điều trị luôn có sẵn và bác sĩ có thể giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào.