Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi chế độ ăn rất quan trọng trong hỗ trợ, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát. Để giải đáp băn khoăn, dưới đây là một số thông tin về bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi nhé.
Mục lục
Chế độ ăn uống tốt nhất cho người viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới bệnh viêm loét dạ dày. Bởi, dạ dày là nơi nghiền, tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, chính vì vậy, bạn cần chú ý những lưu ý sau khi thiết lập chế độ ăn uống tốt cho dạ dày, bao gồm:
- Ăn chậm, nhai kĩ
- Thức ăn cần nấu chín kĩ, mềm
- Nghỉ ngơi, thư giãn vài phút trước và sau mỗi bữa ăn
- Nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng
- Không nên ăn quá nhiều canh cùng cơm bởi sẽ khiến chúng ta không nhai kĩ thức ăn
- Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa để trung hòa axit, tránh căng dạ dày dễ kích thích tăng tiết axit.
- Tránh xa khói thuốc bởi khói thuốc khiến hạn chế máu lưu thông đến dạ dày, thúc đẩy sự sản sinh hợp chất gây viêm nhiễm, khiến vết viêm loét trầm trong hơn.
>> Tham khảo: Mẹo dùng mật ong chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm ít chất xơ
Chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, giúp loại bỏ cặn bã và làm sạch dạ dày. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc viêm loét dạ dày, chất xơ lại khiến dạ dày làm việc nhiều hơn, gây trà xát vùng viêm loét dạ dày bị tổn thương. Chính vì thế, khi mắc viêm loét dạ dày, bạn nên bổ sung lượng chất xơ vừa phải để dạ dày làm việc dễ chịu hơn.
Nhóm thực phẩm giàu Vitamin
Người bị viêm loét dạ dày, dạ dày bị tổn thương nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Việc bổ sung các loại vitamin giúp góp phần làm nhanh lành vết loét. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại vitamin nào cũng tốt cho bệnh viêm loét dạ dày.
- Người bệnh viêm loét dạ dày ưu tiên những loại thực phẩm như: Rau củ, các loại họ đậu, các loại thực phẩm giàu vitamin như những rau củ non đặc biệt họ cải (Cải bắp, củ cải, rau cải) có chứa vitamin U giúp chóng làm lành các vết loét. Chế biến các loại rau củ mềm dạng như súp hoặc luộc.
- Bổ sung các loại rau củ có màu đỏ, vàng hay xanh đạm như cà rốt, bí đỏ, cải xanh… vì đây là những thực phẩm rất giàu vitamin A,B,C,E,D, acid folic, canxi, magie, sắt, kẽm giúp nhanh làm lành vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày.
- Bó ung cải xanh bởi nó chứa hợp chất isothiocyanate sulforaphane, đây là hợp chất có tác dụng diệt khuẩn HP. Ngoài ra, isothiocyanate sulforaphane còn giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường đề kháng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Nhóm trung hòa axit dạ dày và giảm tiết dịch vị
Acid dạ dày tăng mạnh làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng viêm loét của dạ dày thì những thực phẩm làm giảm lượng axit trong dạ dày thực sự cứu cánh, tránh những tổn thương lên niêm mạc do axit gây ra. Chính vì thế, bổ sung trứng, sữa các loại…. thực sự tốt cho tình trạng dạ dày của bạn
Bên cạnh đó, những thực phẩm như mật ong, đường, bánh quy có tác dụng giảm tiết dịch vị trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
Nhóm thực phẩm giúp bọc hút niêm mạc dạ dày
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột có tác dụng bọc hút niêm mạc tránh khỏi axit, dịch vị tiết ra, ngăn ngừa tổn thương ở vết loét. Cụ thể những thực phẩm chứa nhiều tinh bột được xếp trong nhóm hỗ trợ chức năng này bao gồm các loại như bánh mì, khoai sắn hay các loại gạo nếp…. Các thực phẩm này sẽ có tác dụng tráng, bao bọc và hút bớt các dịch tiết trong dạ dày, làm giảm ảnh hưởng lên niêm mạc dạ dày
Bổ sung nước đầy đủ
Nước là yếu tố vô cùng quan trọng giúp đào thải và thanh lọc cơ thể. Nhất là với những đối tượng viêm loét dạ dày, nước có tác dụng làm giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, mệt mỏi, buồn nôn. Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung đầy đủ nước từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra, có thể bổ sung các loại nước ép, trà thảo dược thay thế nước lọc để ngăn ngừa các triệu chứng khó tiêu và giúp tăng sức đề kháng, kháng viêm, giảm đau và ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu cho dạ dày.
Nhóm thực phẩm chứa flavonid
Các loại thực phẩm chứa Flavonid có tác dụng ngăn cản vi khuẩn Hp phát triển bởi Flavonid có chứa chất oxy hóa cao. Flavonid có nhiều trong các loại thực phẩm như: Rau cần tây, táo, hành tây và các loại quả như: Việt quất, anh đào. Người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng những loại thực phẩm chứa flavonid thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn Hp sinh sôi và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát.
Nhóm thực phẩm chứa protein và chất béo thực vật
Nhóm các loại thực phẩm giàu chất béo thực vật và protein cũng khá cần cho người mắc viêm loét dạ dày bởi chúng có tác dụng giúp kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa cho người bệnh. Ngoài ra người bệnh cũng cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Các chất béo thực vật: Dầu ô liu, bơ, sữa, cá hồi… chứa omega 3 giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa
- Protein trong dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít), hỗ trợ tiêu hóa: Cá đánh bắt từ tự nhiên, thịt từ động vật ăn cỏ.
Lưu ý:
Những loại này chỉ nên dùng với số vừa phải bởi đây là những loại thực phẩm có tính chất khó tiêu đầy bụng.
Có thể bạn quan tâm: Thực đơn ăn uống tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Khi bị viêm loét dạ dày tức là niêm mạc dạ dày xuất hiện viêm, loét và chức năng dạ dày bị suy giảm. Chính vì thế, người bệnh cần chọn lọc các loại thựa phẩm tốt giúp phục hồi chức năng dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số thực phẩm không tốt cho bệnh viêm loét dày dày như:
Thực phẩm có chứa café và nồng độ cồn cao
Những loại thực phẩm chứa chứa cà phê và cồn như rượu, bia, cà phê sẽ gây tăng khả năng tiết axit trong dạ dày gây ra tình trạng đau dạ dày thường xuyên hơn
Thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng
Những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng như các món chiên, xào, nhiều gia vị ớt, tiêu, sẽ làm tăng khả năng kích ứng dạ dày khiến cho các vết loét trên niêm mạc lan rộng ra xung quanh, bệnh viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
Các loại thực phẩm giàu acid
Các loại thực phẩm có hàm lượng acid cao dễ khiến dạ dày của người bệnh dễ bị kích thích làm ảnh hưởng trực tiếp đến các vết thương, vết loét…khiến cho quá trình tự làm liền vết loét đó khó khăn hơn. Một số thực phẩm có hàm lượng acid cao người bệnh viêm loét dạ dày cần tránh như khế chua, xoài chua, chanh, cam, dứa….
Trên đây là một số thông tin giải đáp viêm loét dạ dày nên ăn gì. Người bệnh chỉ cần dùng thuốc đúng cách, tuân thủ chế độ ăn uống dành cho người bệnh, viêm loét dạ dày sẽ không còn là nỗi lo, nỗi ám ảnh mỗi khi cơn đau tới. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn.