Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chú yếu là do vết viêm loét. Những cơn đau dạ dày thường âm ỉ, dai dẳng và rất khó chịu, chúng ảnh hưởng lớn tới cuốc sống, sinh hoạt, công việc của người bệnh, Vậy, đau dạ dày nên làm gì để giảm đau? Dưới đây là một số cách các bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Đau dạ dày
Đau dạ dày một trong những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Đau dạ dày bao gồm rất nhiều các vấn đề liên quan đến dạ dày như: chướng bụng, đầy hơi hay khó tiêu và buồn nhậu, … Những triệu chứng dưới đây sẽ gây nên nhiều đau đớn và cảm thấy rất khó chịu cho người bị bệnh:
- Đau thượng vị
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
- Cảm giác buồn nôn, nôn
- Thay đổi thói quen đi đại tiện
- Ăn uống kém hơn
- Chảy máu tiêu hóa.
Thực phẩm giúp giảm đau dạ dày
Uống nước
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là điều rất quan trọng đối với bệnh đau dạ dày. Bởi nước có tác dụng làm dịu kích ứng ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ đào thải độc tố, vi khuẩn có hại cùng axit dư thừa ra khỏi dạ dày, đồng thời đảm bảo cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.
Đau dạ dày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, nên uống nước ấm giúp pha loãng dịch vị dạ dày, giảm bớt cảm giác đau. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thay thế nước ấm bằng một số nước:
- Nước dừa
- Nước ép trái cây
- Nước rau củ luộc
- Các loại trà thảo mộc tốt cho bệnh đau dạ dày: Trà hoa cúc, trà cam thảo, trà bạc hà ( không dùng cho người bị trào ngược axit )…
Thực phẩm giàu probiotic
Một số trường hợp đau dạ dày nguyên nhân do rối loạn khuẩn đường ruột. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu probiotic có thể giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, xoa dịu cơn đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, ăn lâu tiêu, chướng bụng ở những người mắc bệnh dạ dày.
Một số thực phẩm bổ sung nhiều probiotic nhất cho cơ thể bạn có thể tăng cường:
- Sữa chua: Chứa nhiều lợi khuẩn sống ở dạng hoạt động. Sử dụng 1-2 hũ sữa chua/ ngày giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm táo bón, tiêu chảy, xoa dịu kích ứng ở niêm mạc dạ dày, kích thích tái tạo tổn thương ở niêm mạc ruột.
- Kefir: Giúp cải thiện sức khỏe dạ dày, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón bằng cách cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi, khuyến khích uống 500ml Kefir mỗi ngày trong một tháng liên tục để chứng đau dạ dày được cải thiện rõ rệt.
- Các thực phẩm giàu probiotics khác: Miso, kim chi hay dưa bắp cải…
Bổ sung tinh bột
Bánh mì: Giúp dễ tiêu hóa, đảm bảo ơ thể có đầy đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày mà lại cung cấp nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Ngoài ra, bánh còn phát huy tác dụng giảm đau, ngăn chặn viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thấm hút bớt lượng axit dư thừa trong dịch vị.
Cơm: Cơm gạo trắng không chỉ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể mà nó còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. Cơm giúp bao phủ lớp lót bên trong dạ dày, làm dịu kích ứng, đồng thời hấp thụ bớt lượng axit dư thừa cũng như các chất độc hại từ nguồn thức ăn không hợp vệ sinh tích tụ trong dạ dày, giảm tổn thương ở niêm mạc dạ dày nhanh lành và cải thiện đáng kể cơn đau.
Ăn chuối
Chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp cung cấp cho cơ thể nhiều chất điện giải giúp đảm bảo cho hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường. Trong chuối chứa nhiều thành phần kali giúp giảm hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đồng thời ổn định hoạt động co thắt của các cơ trơn trong ruột, qua đó giảm đau dạ dày một cách an toàn.
Ngoài ra, trường hợp đau đạ ày kèm tiêu chảy, bạn có thể bổ sung chuối xanh vào trong thực đơn hàng ngày giúp bổ sung chất xơ được gọi là tinh bột kháng có tác dụng làm tăng khối lượng phân, giảm mức độ nghiêm trọng và số lần đi ngoài trong ngày.
Ăn táo
Những trường hợp đau dạ dày rối loạn tiêu hóa nên ăn thêm táo hằng ngày bởi táo giúp cung cấp lượng lớn pectin có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, tạo khối cho phân, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc ăn uống lâu tiêu do ảnh hưởng của bệnh đau dạ dày.
Bên cạnh đó, trong táo có nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, chống mệt mỏi và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày.
Bạn nên ăn 1-2 trái táo/ ngày, tốt nhất nên ăn cả vỏ để thu được nguồn dưỡng chất tối đa. Tất nhiên, khi ăn cả vỏ táo, bạn cũng nên rửa sạch và nhớ chọn táo rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
☛ Tham khảo thêm thông tin: 7 món ăn người đau dạ dày không nên bỏ lỡ
Sử dụng mẹo giảm đau dạ dày
1. Chườm nước nóng
Tác dụng của phương pháp chườm nóng là giúp tăng cường lưu thông máu làm giảm đau nhanh chóng, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chườm nóng dưới đây:
- Sử dụng muối hoặc gạo rang nóng lên, sau đó cho vào khăn hoặc túi chườm xoa lên vị ví vụng bụng bị đau sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Sử dụng nước nóng đổ vào chai nhựa hoặc túi chườm, lăn đều trên vụng bụng đau cho nóng lên, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
Hai cách trên giúp máu lưu thông đến dạ dày tốt hơn sẽ làm giảm sự co thắt ở dạ dày, khi đó cơn đau dạ dày sẽ được xoa dịu và biến mất nhanh chóng.
2. Xoa bóp bụng
Phương pháp xoa bóp bụng được áp dụng rộng rãi trong vật lý trị liệu và được lưu truyền trong dân gian. Theo nghiên cứu chỉ ra, tác động cơ học từ thao tác xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu và làm dịu dây thần kinh bị kích thích quá mức.
Xoa bóp bụng còn giúp cải thiện các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi, kích thích hoạt động tiêu hóa và đẩy khí thừa ra bên ngoài
Hướng dẫn thực hiện:
- Bỏ một chút dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều cho tay nóng lên
- Áp tay, xoa bóp vùng bụng theo chiều lên – xuống và trái – phải vị trí bụng
- Thực hiện liên tục trong 10 – 15 phút để nhận thấy hiệu quả rõ rệt
- Nếu có thể, bạn nên tác động vào một số huyệt vị có khả năng giảm đau dạ dày như Huyệt Trung Quản, Huyệt Túc Tam Lý, Huyệt Thái Xung, Tam âm giao,…
3. Sử dụng mật ong
Mật ong được ví như một vị thuốc tự nhiên, trong mật ong có các chất chống oxy hóa có thể giảm gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, chất hydrogen peroxide tự nhiên trong mật ong cũng giúp kháng khuẩn, nấm và virus.
Với kết cấu sánh, min và khả năng dính cao của mật ong khi đi vào dạ dày tạo thành một lớp màng bao phủ niêm mạc thực quản giúp giảm triệu chứng trào ngược một cách rõ rệt.
Cách dùng mật ong trị đau dạ dày như sau:
- Sử dụng khoảng 4 – 5 thìa cà phê mật ong cho vào tách
- Rỏ 200-250ml nước ấm, khuấy đều cho tan.
- Uống từng ngụm để mật ong thẩm thấu tốt vào niêm mạc
- Để tăng tính hiệu quả vưới bệnh đau dạ dày, bạn có thể kết hợp cùng gừng, chanh, nghệ.
4. Sử dụng hạt lanh
Trong hạt lanh chứa nhiều tinh dầu bao gồm chất xơ và nhiều hoạt chất khác giúp thúc đẩy tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu cho bệnh nhân bị đau dạ dày.
Theo nghiên nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy, hạt lanh có thể giúp chống co thắt ruột, giảm đau và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng này của hạt lanh trên cơ thể người.
Bạn có thể sử dụng hạt lanh giúp giảm đau dạ dày bằng cách:
- Ăn hạt lanh trực tiếp cùng rau củ
- Dùng hạt lanh dưới dạng bột xay
- Dùng dầu hạt lanh.
5. Dùng gừng
Gừng có đặc tính làm ấm phế, chống buồn nôn và làm ấm tỳ vị. Chính vì vậy, gừng được dùng để chữa đau bụng và giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra, trong gừng có các hoạt chất Zingerone, Gingerol và Shogaol có khả năng giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa nhu động ruột một cách tự nhiên. Bạn có thể sử dụng gừng theo cách dưới đây:
- 1 củ gừng tươi đem rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng tươi vào tách hoặc ấm trà hãm với 200ml nước sôi
- Đậy nắp ngâm khoảng 10 – 15 phút,
- Chắt lấy nước, thêm 1 ít mật ong vào, khuấy đều và dùng uống trực tiếp
- Nếu không có nhiều thời gian pha trà gừng mật ong, bạn có thể ngậm một vài lát gừng tươi để giảm đau dạ dày và cầm nôn.
Những lưu ý giúp hạn chế cơn đau dạ dày hoành hành
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
- Nên chế biến đồ ăn dưới dạng thai nhỏ, nấu chín kĩ, mềm và nhừ để tránh tạo áp lực mạnh lên dạ dày.
- Khi ăn nên nhai kĩ
- Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ, cay nóng vì những loại thực phẩm này có thể làm tăng thêm tình trạng khó tiêu.
- Không ăn các loại rau sống, thực phẩm tái, gỏi
- Tránh ăn các loại thực phẩm có tính axit cao vì có thể kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Tránh xa bia, rượu, cà phê, thuốc lá, các loại đồ uống có chất kích thích.
- Không nên ăn quá no sẽ khiến gây phồng dạ dày, axit tiết ra nhiều làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để axit trong dạ dày được trung hoà.
Chế độ sinh hoạt khoa học
- Nên cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Nên ngủ 7-8 tiếng/ ngày, không nên đi ngủ sau 11 giờ
- Khi ăn no tránh vận động hoặc làm việc ngay.
- Tránh suy nghĩ quá nhiều, nên giữ tinh thần thoải mái sinh hoạt điều độ để giảm đau và nguy cơ gây viêm loét dạ dày
- Nên vận động thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Tham khảo: 7 bài tập yoga chữa bệnh trào ngược dạ dày