Khoai lang từ xưa đã là thực phẩm được nhiều người biết đến với tác dụng cải thiện táo bón. Đây là mẹo hay giảm nhẹ triệu chứng của bệnh lý về đường tiêu hóa mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe và cách sử dụng khoai lang để cải thiện táo bón nhé.
Mục lục
Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
Khoai lang khá dễ trồng và thích nghi ở nhiều loại khí hậu khác nhau. Củ khoai lang có nhiều màu sắc khác nhau như cam, tím, trắng… Nhiều người không ngờ thực phẩm dân dã như khoai lang lại có rất nhiều lợi ích đối tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích của khoai lang mang lại cho sức khỏe:
Hỗ trợ tiêu hóa
Nhiều người biết đến khoai lang với công dụng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Do khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ cao: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Do đó, khi tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra một cách trơn tru hơn.
Một số chất xơ hòa tan hấp thụ nước và làm mềm phân nên giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Các chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể được lên men bởi vi khuẩn trong ruột kết và tạo ra các acid béo chuỗi ngắn cung cấp năng lượng cho tế bào niêm mạc ruột, giữ cho chúng được khỏe mạnh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thêm khoai lang vào thực đơn hàng ngày của mình vì lợi ích tuyệt vời này nhé.
Cải thiện thị lực
Khoai lang là thực phẩm cung cấp tiền vitamin A dưới dạng beta caroten. Đây là loại vitamin quan trọng trong sự hình thành các sắc tố khác nhau chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng của mắt mà còn duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc. Khi thiếu vitamin A sẽ dẫn tới thị lực kém, có thể là nguyên nhân gây mù lòa. Ngoài ra, tình trạng này cũng liên quan tới các bệnh lý về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc, viêm kết mạc…
Theo ODS một củ khoai lang nước cung cấp khoảng 1,403 mcg vitamin A hoặc 561% nhu cầu vitamin A hàng ngày của một người. Bên cạnh đó, vitamin A cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa. Cùng với các chất oxy hóa khác nó có thể giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh cho cơ thể.
Duy trì huyết áp
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến khích mọi người tránh ăn các thực phẩm có chứa lượng muối bổ sung cao. Thay vào đó, hãy tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu kali để duy trì hệ thống tim mạch được khỏe mạnh. Trong 1 phần khoai lang nghiền (124g) cung cấp cho cơ thể 259mg kali, khoảng 5% nhu cầu kali hàng ngày của người trưởng thành (4,700mg).
Giảm nguy cơ ung thư
Nhắc tới những thực phẩm cung cấp nguồn beta caroten tuyệt vời không thể bỏ qua khoai lang. Beta caroten là một loại sắc tố thực vật hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Đồng thời nó cũng là một loại tiền vitamin A khi đưa vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A cần thiết.
Chất chống oxy hóa có thể giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi… Ngoài ra, nó còn có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử không ổn định. Nếu mức độ gốc tự do trong cơ thể tăng quá cao, tổn thương tế bào xảy ra và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý.
Trong đó, anthocyanin – một nhóm chất chống oxy hóa được tìm thấy khoai lang tím có thể làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư bao gồm bàng quan, đại tràng, dạ dày, vú.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Theo một số nghiên cứu, trong 100g khoai lang có chứa đến 26mg vitamin C, cao hơn rất nhiều các loại rau xanh như cải xoăn (28mg), su hào (45mg), cà chua (5mg)…
Loại vitamin này có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường hấp thu sắt giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở cơ thể người. Đây là chìa khóa vàng giúp duy trì màng nhầy trong niêm mạc ruột khỏe mạnh hơn.
Bị táo bón có nên ăn khoai lang hay không?
Khoai lang là thực phẩm khá quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của chúng ta. Nhiều người vẫn chưa biết rằng khoai lang không chỉ tốt cho sức khỏe vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng chữa táo bón hiệu quả. Ngoài làm thực phẩm ra, khoai lang còn là thuốc chữa bệnh rất tốt, được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Khi bị táo bón, nếu bạn thường xuyên ăn khoai lang sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Thành phần chất xơ dồi dào có trong khoai lang có tác dụng làm mềm xốp phân, giúp phân vào khuôn và dễ di chuyển trong đường ruột. Ngoài củ ra, phần lá khoai cũng có tác dụng nhuận tràng cải thiện táo bón. Theo cuốn Những cây thuốc và bài thuốc Việt Nam” của Gs. Đỗ Tất Lợi có viết, nước sắc lá khoai lang có công dụng nhuận tràng rất tốt nhờ chất nhựa tẩy có trong chúng, thí nghiệm mang lại hiệu quả tích cực trên cả chuột và người. Bên cạnh điều trị táo bón thì khoai lang còn có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ rất tốt. Dân gian thường ăn khoai lang tươi luộc, nướng hoặc thái mỏng phơi khô. Lá khoai lang cũng được sử dụng để luộc hoặc nấu canh.
Về thành phần hóa học, trong 100g củ khoai lang tươi có 6,8g nước, 0,8g protid, 0,2g lipit, 28,5g gluxit, 1,3g xenluloza, và cung cấp cho cơ thể 122 calo. Ngoài ra, trong khoai lang tươi còn chứa nhiều vitamin, muối khoáng, canxi, sắt, các vitamin B2, PP và C… Rau lang cũng chứa thành phần dinh dưỡng không kém các loại rau tươi khác, nên ngoài giá trị ăn uống, khoai lang còn là cây thuốc chữa táo bón rất hiệu quả. Bộ phận được dùng làm thuốc là củ khoai, lá non và tinh bột.
Những cách chữa táo bón hiệu quả bằng khoai lang
Bạn có thể áp dụng một trong những cách sau đây để cải thiện táo bón bằng khoai lang như ép nước uống, luộc khoai ăn hay luộc lá khoai. Cách nào cũng thực hiện đơn giản và mang lại hiệu quả tốt nên bạn có thể yên tâm áp dụng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:
Khoai lang sống
Nhiều người thắc mắc uống nước khoai lang sống có thực sự chữa được táo bón. Theo các chuyên gia, khoai lang sống ép thành nước ép cải thiện táo bón rất hiệu quả. Cách chế biến như sau:
- Khoai lang rửa sạch, nạo vỏ.
- Nạo khoai lang thành sợi nhỏ và cho vào máy xay sinh tố, thêm nước lọc để lọc.
- Lọc lấy nước, bỏ bã, đợi nước khoai lang đến khi lắng hết bọt là có thể dùng được.
Bạn có thẻ dùng nước ép khoai lang như nước uống hàng ngày. Với người bị táo bón, dùng nước khoai lang từ 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả điều trị. Với những trường hợp táo bón mãn tính thì cần thời gian chữa trị lâu hơn, thậm chí kết hợp các biện pháp điều trị khác.
Khoai lang luộc
Bạn có thể dùng khoai lang luộc ăn mỗi ngày. Tương tự như khoai lang sống, khoai lang luộc giúp cải thiện táo bón, bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng, thông tiện.
Cách thực hiện:
- Khoai lang đem rửa sạch sẽ để bỏ đất cát, cho vào nồi hấp cách thủy cho tới khi chín là được.
- Kiểm tra xem khoai lang chín chưa rồi dùng đũa xiên qua củ khoai lang, nếu thấy xiên qua dễ dàng nghĩa là đã chín.
Duy trì thói quen ăn 1 củ khoai lang mỗi ngày sẽ giúp mang lại hiệu quả chữa trị và phòng ngừa chứng táo bón rất tốt.
Lá khoai lang
Dùng ngọn khoai lang để chế biến thành những món ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Ngoài công dụng cung cấp chất xơ giúp nhuận tràng thì lá khoai lang giúp bổ sung các vitamin thiết yếu khác cho cơ thể. Bạn có thể chế biến thành các món ăn như rau lang luộc, canh rau lang nấu thịt bò, rau lang xào tỏi…
1. Rau lang luộc
- Đọt khoai lang sau khi mua về, đem rửa sạch với nước rồi để ráo.
- Cho nước vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi, sau đó cho đọt khoai vào luộc sơ khoảng 3 phút thì tắt bếp.
- Vớt cả rau và bỏ phần nước đầu. Tiếp tục cho rau lang vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp luộc tới khi nước sôi thì tắt bếp.
- Vớt rau lang luộc ra chấm mắm ăn chung với cơm, phần nước luộc rau lang không bỏ đi mà để uống hết.
Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, chứng táo bón sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
2. Rau lang xào tỏi
- Chuẩn bị 1 nắm đọt rau lang non, vài tép tỏi và gia vị.
- Rau lang đem nhặt sạch, rửa qua nhiều lần nước rồi để ráo nước.
- Dùng dao thái thành từng khúc chừng 5cm.
- Bắc nồi lên đun sôi nước, khi nước sôi cho rau lang vào chần sơ 2 phút rồi tắt bếp, vớt rau ra để cho ráo.
- Tỏi lột bỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn, cho tỏi băm nhuyễn và một ít dầu ăn vào chảo phi thơm. Khi tỏi dậy mùi thì cho rau lang vào xào, nên vặn to lửa khi xào.
- Rau lang chín thì nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Dọn món ăn ra đĩa và sử dụng chung với cơm nóng.
3. Canh rau lang nấu thịt bò
- Chuẩn bị 1 nắm rau lang, 100g thịt bò, 2 củ hành tím và gia vị vừa đủ.
- Thịt bò rửa sạch, thái thành miếng nhỏ vừa ăn rồi cho vào bát ướp gia vị chừng 15 phút, hành lột vỏ rồi băm nhuyễn.
- Rau lang sơ chế sạch sẽ, đem chần nước sôi tầm 2 phút rồi vớt ra để ráo rồi dùng dao thắt khúc ngắn vừa ăn.
- Bắc nồi lên bếp, cho hành tím và dầu ăn vào phi thơm, sau đó cho thịt bò vào đảo đều đến khi săn lại thì đổ nước vừa đủ để nấu canh.
- Khi nước sôi thì thả rau lang vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đợi đến khi canh sôi trở lại thì tắt bếp, múc canh ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng.