Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân nước hoặc phân lỏng nhiều lần trong ngày gây khó chịu và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Ngày nay, sử dụng các cây thuốc Nam trị tiêu chảy đang được mọi người quan tâm bởi tính hiệu quả và an toàn. Thực hư các cây thuốc Nam này thế nào, cách dùng ra sao? Bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Để xác định có bị tiêu chảy hay không, ngoài căn cứ số lần đi ngoài bất thường trong ngày, chúng ta có thể xem xét thêm các yếu tố:
- Số lần đi ngoài tăng bất thường, đột ngột
- Thay đổi độ đặc, lượng dịch trong phân
- Thay đổi màu sắc, tính chất phân
Nguyên nhân chính của tiêu chảy là do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, nó cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Vệ sinh kém
- Nhiễm khuẩn đường ruột
- Rối loạn vi sinh đường ruột
- Không hấp thu đường.
- Ngộ độc thực phẩm
- Hội chứng ruột kích thích
- Viêm đại tràng
Top 11 cây thuốc Nam trị tiêu chảy
1. Rau sam
Theo Đông y, rau sam có tính hàn, vị hơi chua có tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Dân gian thường dùng rau sam để điều trị tiêu chảy, kiết lị như sau:
- Rau sam tươi 100g
- Cỏ sữa tươi 50g
- Rửa sạch, đun cùng 3 bát nước nước đến khi cạn còn 1 bát
- Chắt lấy nước uống trong ngày
Lưu ý: Trường hợp đi ngoài có lẫn máu thì vẫn các vị trên cho thêm 20g nhọ nồi, 20g ráu má, sắc cùng lấy nước uống.
2. Cỏ sữa lá nhỏ
Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn dùng để chữa lỵ, viêm ruột tiêu chảy, các bệnh ngoài da…
Theo nghiên cứu, thân và lá cây cỏ sữa có hoạt chất cosmosiin, rễ cây có hoạt chất tirucallol, myricyl alcohol và taraxerol có tác dụng phục hồi niêm mạc đường ruột và ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng kiết lị. Chỉ với một nắm nhỏ cỏ sữa lá nhỏ, các triệu chứng tiêu chảy sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bạn có thể dùng cỏ sữa lá nhỏ chữa tiêu chảy theo cách sau:
Ở trẻ em:
- Dùng 12g thân hoặc lá cỏ sữa rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
- Đen nghiền hoặc xay sinh tố, lọc lấy nước
- Chia làm 3 lần uống vào sáng, trưa, chiều sau khi ăn khoảng 30-1 tiếng.
- Uống đều đặn đến khi thấy cầm tiêu chảy.
Ở người lớn:
- Dùng 50-60g cỏ sữa, 15g lá chè già hoặc 60g nhọ nồi rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước
- Đến khi còn khoảng nửa lít thì chắt lấy nước, pha thêm cùng vài thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Uống sau mỗi lần đi tiêu chảy sẽ giúp cầm nhanh đi ngoài hiệu quả.
3. Gừng
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp hỗ trợ làm ấm dạ dày, giảm tình trạng đau bụng, co thắt dạ dày – ruột, từ đó triệu chứng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra trong gừng chứa 2 hoạt chất là Gingerol và Shogaol giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho thấy, dịch nước chiết xuất từ gừng có chứa Zingerme, một loại hợp chất có thể tấn công và ức chế các chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Es.Coli gây ra.
Bên cạnh đó, gừng cũng giúp làm giảm lượng khí sinh ra do sự lên men của các vi khuẩn đường ruột, giải độc và tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc gây hại cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy, gừng không những có tác dụng chữa tiêu chảy mà còn hỗ trợ bảo vệ đường ruột của bạn được khỏe mạnh.
Có nhiều cách dùng gừng chữa tiêu chảy khá đơn giản như sau:
Cách 1:
- Dùng 1 – 2 củ gừng to, rửa sạch, đập đập cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp, hãm trong vòng 10 phút đến 15 phút.
- Rót lấy nước uống thay trà hoặc có thể cho thêm 1 chút mật ong để hương vị thêm đậm đà.
Cách 2:
- 4 – 5 củ gừng to đem rửa sạch, vạo hết vỏ và cho vào máy ép lấy nước cốt
- Dùng 2 thài cà phê nước ép gừng hòa cùng 70ml nước ấm uống đều đặn sẽ thấy tình trạng tiêu chảy được cải thiện.
4. Lá mơ tam thể
Lá mơ lông không chỉ là loại rau thơm ăn kèm với món ăn mà nó còn là vị thuốc trị một số bệnh lên quan đến tiêu hóa đặc biệt là tiêu chảy, kiết lỵ. Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng, tính mát, có vị chát giúp nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc…
Bạn có thể sử dụng lá mơ trị tiêu chảy theo hướng dẫn dưới đây:
- Lấy 1 nắm lá mơ khoảng 100g
- Rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước
- Thái nhỏ lá mơ, đập 2 quả trứng gà, có thêm gia vị và đánh cho tan
- Dùng chảo chống dính, không cho dầu ăn, đổ lá mơ lên, vặn lửa nhỏ, lật 2 mặt cho cho chín vàng thơm. Hoặc hấp cách thủy cho chín.
- Nên ăn 2 lần/ ngày.
5. Lá ổi non
Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, trong lá ổi có chứa một số hoạt chất có tác dụng trị tiêu chảy như sau:
- Flavonoid loại quercetin: giúp ức chế giải phóng acetylcholine để điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính, kích thích hoạt động của cơ trơn đường ruột, giảm co bóp ruột.
- Triterpene: chống co thắt ruột, làm giảm cơn đau bụng do tiêu chảy.
- Tanin: Có tác dụng giảm nhu động ruột.
- Tinh dầu và alkaloid:Hiệu quả trong việc tiêu diệt và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật trong ruột, đặc biệt là vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy Staphylococcus aureus, Salmonella spp. và Escherichia coli.
Bên cạnh đó, hoạt chất lectin của lá ổi giúp ngăn chặn vi khuẩn gây tiêu chảy E.coli xâm nhập vào vách trong của ruột thông qua cơ chế gắn chặt vào vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.
Dưới đây là cách dùng lá ổi non trị tiêu chảy:
- Dùng 14 lá ổi non đem rửa sạch cho vào nồi nước 500ml, đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 30 phút.
- Khi nước sôi, cho thêm 1 chút muối
- Tắt bếp, chắt lấy 3 phần nước uống, chia 3 lần sáng, trưa, chiều
6. Lá cây nhót
Theo Đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào kinh phế, đại tràng. Có nhiều bài thuốc trị ho đờm, tả từ cây nhót, lá nhót. Bên cạnh đó, dân gian cũng có bài thuốc trị tiêu chảy từ lá nhót như sau:
- Dùng lá nhót tươi khoảng 20 – 30g hoặc lá khô khoảng 6 – 12g đem thái nhỏ sao vàng,
- Cho vào nồi sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml thì chắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày.
7. Quả lựu
Theo Đông y, quả lựu có vị chua ngọt, tính ấm, vào 2 kinh vị và đại tràng giúp tân chỉ khát, cầm máu, săn chắc niêm mạc ruột nên rất tốt cho việc cầm tiêu chảy.
Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra, vỏ quả lựu có chứa tanin, resin, calcium oxalate, inulin, isoquercetrin và nhiều chất dinh dưỡng khác có tác dụng băng se và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, kháng khuẩn, kháng virus và tẩy giun sán.
Bạn có thể dùng vỏ quả lựu chữa tiêu chảy theo cách sau:
- Dùng 2 quả lựu tươi bóc bỏ vỏ lấy phần thịt sắc với 500ml nước.
- Nên dun với lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 150ml thì cho thêm chút mật ong
- Khuấy đều và chia ra làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
8. Khổ sâm cho lá
Theo Đông y, khổ sâm cho lá có vị đắng, tính bình, quy vào kinh tâm, can và đại trường giúp lợi thấp nhiệt, bổ đắng và chủ trị chứng sốt cao, nhiệt lỵ, lở ngứa, tiêu chảy, viêm tai giữa cấp và mãn tính…
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, khổ sâm cho lá có chứa Flavonoid, Alkaloid, β – sitosterol, stigmasterol, acid benzoic, tecpenoid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ, từ đó trị lỵ cấp tính, tiêu chảy.
Bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lị theo các cách dưới đây:
Cách 1:
- Lấy 1 nắm khổ sâm cho lá, 1 nắm lá phèn đen đem rửa sạc
- Cho vào nồi đun cùng 1 lít nước cho sủi rồi vặn lửa nhỏ đến khi còn 1 bát nước thì chắt lấy nước
- Rồi lại cho thêm nước đun như vậy 2 lần nữa, lấy 2 bát nước.
- Ngày uống 3 lần, 1 thang chỉ nên 1 trong ngày
Cách 2:
- Lấy 10g lá khổ sâm cho lá, 10g rau sam, 10gr cỏ sữa, 10gr nhọ nồi rửa sạch và sắc cùng 500ml nước
- Đun khoảng 15 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước uống.
9. Hoắc hương
Trong cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam ghi lại, hoắc hương là dược liệu có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng và tính ôn quy vào phế, tỳ, vị có tác dụng làm mạnh dạ dày – ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau, lại có tác dụng hạ nhiệt… Từ đó, hoắc hương giúp chủ trị nhiều chứng bệnh như nôn nghịch do tỳ vị bệnh, muốn nôn, trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đau đầu, ngực đầu, kiết lỵ,…
Khoa học hiện đại cũng có những thực nghiệm phân tích thành phần dược chất trong hoắc hương và chỉ ra chúng chủ yếu gồm các thành phần Alcohol patchoulic, Patchoulen và một số thành phần khác như Benzaldehyde, Aldehyd cinnamic, Eugenol, Cadinen,…giúp kháng khuẩn hiệu quả, ức chế các loại nấm gây bệnh như Leptospirosis, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn,… Đồng thời, tinh dầu hoắc hương cũng có khả năng làm tăng dịch tiết dạ dày, đẩy mạnh chức năng tiêu hóa, làm co túi mật,…
Bài thuốc chữa tiêu chảy từ hoắc hương như sau:
- Chuẩn bị hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát.
- Cho vào nồi sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml nước thì chắt lấy nước uống chia làm 2 lần uống/ ngày
- Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
10. Sim
Theo Đông Y, nụ sim có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt lạc, thu liễm, cầm máu, chỉ tả. Thường được dùng trị các bệnh tiêu hóa như thổ tả, đau bụng, chữa viêm dạ dày, lị, ăn uống không tiêu, các bệnh đau nhức xương khớp, băng huyết…
Để chữa tiêu chảy từ nụ sim, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị 8 – 16g búp sim rửa sạch
- Sắc cùng 200ml nước đến khi cạn còn 50ml nước thì chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống/ ngày.
- Uống đều đặn tới khi không còn bị tiêu chảy
Lưu ý khi chữa tiêu chảy bằng bài thuốc nam
Dùng thuốc nam chữa tiêu chảy là phương pháp được nhiều người tìm kiếm và áp dụng. Bởi lẽ các phương pháp này có nhiều ưu điểm như:
- Các cây thuốc nam sử dụng khá an toàn, lành tính, phù hợp với cơ địa người Việt Nam.
- Nguyên liệu cây thuốc dễ tìm và không tốn kém quá nhiều chi phí
- Có thể sử dụng lâu ngày mà không lo tác dụng phụ.
Tuy vậy, trước khi sử dụng các bài thuốc này điều trị tiêu chảy, bạn cũng cần chú ý một số điểm dưới đây:
- Thuốc nam đem lại tác dụng khá chậm và cần người dùng kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy chuyển biến.
- Tác dụng của các bài thuốc còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và mức độ tiêu chảy của từng người. Một số người thấy tác dụng nhanh, có người lại thấy không hiệu quả.
- Nếu nhận thấy các triệu chứng không cải thiện sau một thời gian dài điều trị hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng hơn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm nhất, tránh để lâu bởi tiêu chảyr có thể gây mất nước trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng gây phiền phức, để lâu có thể ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe người bệnh, gây mất nước và khiến cơ thể suy nhược. Với top 10 cách chữa tiêu chảy đơn giản trên mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ về công dụng, cách dùng và lựa chọn được bài thuốc phù hợp với tình trạng tiêu chảy của bản thân.