Đi ngoài ra máu nhưng không đau là triệu chứng khá phổ biến bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng khiến người bị hoang mang lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào để cải thiện? Tất cả những thắc mắc đó bạn có thể tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây.
Mục lục
Đi ngoài ra máu
Hầu như ai cũng từng một lần gặp dấu hiệu đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau đớn. Chính vì nó dễ gặp nên khiến nhiều người chủ quan nghĩ đơn giản. Chỉ đến khi đi ngoài ra máu kèm dấu hiệu đau rát hậu môn, chảy quá nhiều máu thì người bệnh mới lo lắng đi khám. Khi ấy bệnh đã đến giai đoạn sau, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Nguyên nhân của đi ngoài ra máu là do hậu môn bị tổn thương hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm tại hậu môn trực tràng những tổn thương tại ống hậu môn hoặc là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm tại hậu môn trực tràng.
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát là tình trạng xuất hiện máu trong mỗi lần đi đại tiện, có thể máu dính theo phân hoặc sau khi đi vệ sinh xong, người bệnh thấy rớm máu ngoài hậu môn. Máu có thể chảy ra từ cả đoạn dưới và đoạn trên của đường tiêu hóa. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc máu màu đen. Thời gian máu chảy và số lượng máu cũng khác nhau trong mỗi trường hợp.
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát có nguy hiểm không?
1. Do bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nhiều người chỉ biết đến bệnh trĩ với triệu chứng đi ngoài ra máu kèm dấu hiệu khó chịu, đau rát ở hậu môn mà không biết rằng, có những trường hợp bệnh trĩ những đi ngoài ra máu mà không kèm theo đau rát, khó chịu. Nguyên nhân thường gặp của bệnh trĩ là do táo bón kéo dài, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, mang thai, đi ngoài ra máu sau sinh…
Giai đoạn đầu của bệnh trĩ, triệu chứng chảy máu không rõ rệt, có thể đại tiện chỉ chảy 1 chút máu dính theo phân, dính giấy vệ sinh nhưng không gây đau đớn cho đến khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy đi ngoài ra máu dù không thấy đau rát khó chịu, người bệnh cũng không thể loại trừ trường hợp mình mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu nếu không được điều trị triệt để, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như: viêm nhiễm vùng hậu môn, suy nhược cơ thể, mất máu, thiếu máu do đi ngoài ra máu nhiều. Nếu chị em đang mang thai đi ngoài ra máu do bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bản thân và thai nhi.
2. Do táo bón
Đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau rát cũng có thể cho chứng táo bón gây ra nhất là khi người bệnh thường xuyên ăn những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ,sử dụng bia, rượu, chất kích thích… Chứng táo bón gây đi ngoài ra máu ban đầu có thể không gây đau rát nhưng nếu để lâu có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh trĩ và kèm theo những nguy cơ bị viêm nhiễm khu vực hậu môn trực tràng với những cơn đau dai dẳng.
3. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn khi ở mức độ mới chớm bệnh cũng chỉ gây đi ngoài ra máu mà không gây đau rát nên người mắc thường chủ quan. Nứt kẽ hậu môn không không được điều trị thì các biểu hiện của bệnh càng rõ ràng, mức độ chảy máu và đau rát cũng xuất hiện, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, biến chứng của nó cũng nguy hiểm hơn nhiều.
4. Polyp đại trực tràng
Polyp trực tràng và đại trực tràng cũng thường không có biểu hiện bên ngoài rõ ràng bên ngoài nhiều. Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu thì hầu như không có biểu hiện bên ngoài nào nhiều nên khiến người bệnh khó phát hiện, chủ quan. Tuy nhiên, Polyp đại trực tràng là bệnh khá nguy hiểm, nếu không được điều trị nó có thể biến chứng thành ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, khi thấy có triệu chứng đi ngoài ra máu dù không đau rát, người bệnh nên sớm đi khám và có biện pháp điều trị tận gốc.
5. Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở một phần nào đó trên ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng… Xuất huyết tiêu hóa ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu còn kèm theo một số dấu hiệu: Nôn ra máu, đau bụng phần thượng vị, hoa mắt chóng mặt, da tái lạnh, khó thở, co giật…
Xuất huyết tiêu hóa thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, người mắc bệnh lý về gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan…) Một số trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa do uống phải dung dịch có tính kiềm hay axit, người uống rượu nôn nhiều, căng thẳng thường xuyên cũng có thể gây ra xuất huyết đường tiêu hóa.
Khi người bệnh thấy dấu hiệu đi ngoài ra máu không đau rát hậu môn kèm các triệu chứng trên, nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
6. Viêm loét đại trực tràng
Tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau rát hậu môn rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm loét đại trực tràng. Viêm loét đại, trực tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại trực tràng bị tổn thương gây viêm loét, sưng đỏ do vết viêm để lâu ngày gây ra các vết trợt, ổ loét sâu. Nguyên nhân chủ yếu của viêm loét đại tràng là do vi khuẩn, kí sinh trùng, chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng kéo dài…
Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu không đau rát hậu môn, viêm loét đại trực tràng còn kèm theo triệu chứng: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, sốt…
Viêm loét đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị và gây ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
7. Ung thư đại trực tràng
Theo các chuyên gia, bác sĩ, phần lớn các trường hợp ung thư đại trực tràng thường là sự phát triển từ các polyp. Ở giai đoạn đầu, ung thư đại trực tràng hầu như ít có biểu hiện rõ rệt. Chỉ khi bệnh đến giai đoạn cuối, khả năng chữa khỏi là không cao thì người bệnh mới nhận thấy một số triệu chứng điển hình là: đi ngoài ra máu kèm chất nhầy. Đây là bệnh lý nghiêm trọng và có tỉ lệ tử vong cao nên người bệnh cần chú ý.
Cách xử lý đi ngoài ra máu không gây đau rát
Khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu dù không gây đau rát, người bệnh cũng nên đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám cụ thể tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời, đúng hướng, tránh những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc .
Song song với việc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhằm nhanh chóng phục hồi tình trạng bệnh và giảm nguy cơ đi ngoài ra máu bằng các gợi ý dưới đây:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu, và tăng cường sức khỏe, vì vậy, người bệnh nên:
- Nên uống đủ lượng nước mỗi ngày, theo khuyến cáo, trung bình nên uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Ăn những thức ăn lành mạnh, giàu chất xơ, giàu vitamin giúp giải nhiệt, chống táo bón như rau, củ, quả, trái cây…
- Hạn chế ăn những thực phẩm đông lạnh, nhiều chất bảo quản, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán
- Tránh sử dụng các chất kích thích bia, rượu và đồ uống nhiều đường, có ga
- Nên ăn đủ bữa, đúng bữa.
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu không đau rát bằng thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý, người bệnh có thể thực hiện theo lời khuyên sau:
- Nên tạo thói quen đi đại tiện và một khung giờ nhất định trong ngày, không nên trì hoãn việc đi đại tiện sẽ khiến phân cứng và triệu chứng táo bón ngày càng trầm trọng hơn.
- Không nên ngồi hay đứng quá lâu, bê vác quá nặng vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Nên tăng cường vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nhu động ruột làm việc hiệu quả hơn và cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nếu có.
- Có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ hậu môn luôn sạch sẽ, thoáng mát. Sau khi vệ sinh nên rửa sạch bằng nước ấm tránh viêm nhiễm tổn thương ở hậu môn.
3. Sử dụng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc Tây điều trị đi ngoài ra máu không gây đau rát cần tuân theo chỉ định và phác đồ của bác sĩ. Những trường hợp thông thường, có thể bác sĩ chỉ kê thuốc kháng sinh uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc thụt… là mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp đi ngoài ra máu kéo dài và gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, phình giãn đại tràng… sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bắt buộc bác sĩ có thể yêu cầu biện pháp phẫu thuật.
4. Áp dụng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên thì sử dụng các bài thuốc dân gian trong tự nhiên cũng được khá nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số bài thuốc an toàn và mang lại hiệu quả người bệnh có thể tham khảo:
Sử dụng rau diếp cá
Theo Đông y,rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh giúp sát khuẩn, tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, trĩ, vết lở loét.
Cách dùng rau diếp cá như sau:
- Cách 1: 1 Nắm rau diếp cá rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và ăn sống vào các bữa ăn hằng ngày
- Cách 2: Rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi rồi cho ít nước vào xay nhuyễn, chắt lấy nước và uống trước khi ăn một giờ. Nên uống 3 ngày liên tiếp sẽ hết sẽ cải thiện bệnh.
Sử dụng ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm giúp ôn khí huyết, cầm máu, kháng viêm nhiễm, nhuận tràng. Đây được coi là một loại thuốc tốt để làm giảm thiểu chứng đi ngoài ra máu rất tốt cho điều trị bệnh trĩ hay đi ngoài ra máu.
Cách dùng ngải cứu như sau:
- 1 Nắm lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ đánh nhuyễn cùng trứng và 1 chút gia vị
- Đem hấp cách thủy và ăn như món ăn.
Sử dụng rau sam
Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, có tính kháng viêm, kích thích lưu thông máu nên thường được dùng làm thuốc chữa lỵ trực tràng, đái ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
Người bệnh có thể dùng rau sam theo cách đơn giản sau:
- Chuẩn bị một nắm lá rau sam, đem rửa sạch và để ráo nước.
- Đem lá rau sam đã chuẩn bị giã lấy nước hoặc cho xay nhuyễn, vắt lấy nước
- Uống phần nước lọc được để uống, có thể thêm chút mật ong hoặc đường
- Nên uống khi đói sẽ thấy tình trạng đi ngoài ra máu được thuyên giảm.