Việc tắm rửa không chỉ đơn giản là lấy một chậu nước và “nhúng” con vào đấy. Mẹ có biết tắm rửa cho con thiếu khoa học dễ lầm con mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… không?
Nước tắm cho con
Không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh. Nhiệt độ chuẩn là 36 độ C. Hoặc mẹ có thể dùng khuỷu tay nhúng thử xuống chậu nước, thấy âm ấm vừa vừa là ổn.
Nếu mẹ cho con tắm nước nóng quá, con sẽ bị bỏng hoặc rộp da. Mẹ nên cho nước lạnh vào chậu tắm trước, sau đó pha dần dần nước nóng đến khi vừa thì thôi.
Nên tắm từng bộ phận cho bé
Mẹ không nên cởi hết quần áo cho bé một lúc trước khi tắm. Khi tắm đến bộ phận nào của bé thì cởi quần áo ở chỗ đó cho bé. Luôn có một chiếc khăn khô, quấn quanh người, lau khô và giữ ấm cho bé.
Tắm xong mới gội đầu
Đây là cách tắm gội rất khoa học cho bé và cả bố mẹ. Gội đầu sau khi tắm giúp cho não bộ kịp tiếp nhận thông tin và thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Tắm trước gội sau có tác dụng bảo vệ não bộ của bé.
Tắm nhanh cho bé
Không nên ngâm bé lâu trong chậu nước tắm, dù là mùa hè hay mùa đông. Vì dễ làm bé cảm lạnh, trúng gió. Hơn thế, bé ngày nào cũng tắm sạch sẽ, mẹ cũng không cần mất thời gian kỳ cọ. Tối đa tắm cho con 5 phút thôi nhé!
Nên dùng loại sữa tắm dành riêng cho bé
Cũng không nên quá lạm dụng và cầu kỳ dùng các loại sữa tắm sực mùi cho bé. Chỉ nên dùng loại dung dịch y tế có tác dụng làm sạch da và chống viêm da cho bé. Tắm nhiều bằng sữa tắm, xà bông có thể làm bé bị khô da.
Vệ sinh kỹ phần mông, bộ phân sinh dục và hậu môn của bé.
Bộ phận này của bé thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu và phân nên mẹ cần phải rửa sạch và lau khô trước khi mặc quần áo, đóng bỉm cho bé, tránh bị hăm da, mắc các bệnh phụ khoa.
Với các bé gái, khi bé đi tiểu hoặc đi ngoài, mẹ cần phải thay quần áo và rửa sạch cho bé ngay. Không nên lười, chỉ lấy giấy lau sơ sài. Nếu ngại bẩn, có thể dùng giấy vệ sinh lau cho bé từ trước ra sau, không để phân dính lâu vào da, làm bẩn bộ phận sinh dục. Sau đó, rửa cho bé bằng nước ấm, dội từ trên xuống, tránh dội nước sâu vào vùng âm đạo của bé gái.