Đi ngoài ra máu tươi ở trẻ là dấu hiệu nguy hiểm, có thể cảnh báo một bệnh lý nào đó cha mẹ cần chú ý tìm hiểu đúng nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng đi ngoài ra máu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số thông tin đi ngoài ra máu tươi ở bé 5 tuổi và cách điều trị mà cha mẹ có thể tham khảo.
Mục lục
Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?
Khi đi ngoài phân của trẻ có dấu hiệu lạ, cha mẹ cần quan sát thật kĩ để đưa ra kết luận có phải bé đi ngoài phân có máu hay không. Nhiều trường hợp, bé đi ngoài phân có màu đỏ do trước đó bé ăn đồ ăn hay uống nước có màu đỏ như uống sắt, siro, dưa hấu, củ dền…mà hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được hết khiên phân bé có màu đỏ như máu tươi. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ và nắm rõ về chế độ ăn uống của trẻ để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bé nhà mình.
Bên cạnh đó, việc bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi có thể nguyên do bé đang mắc một số bệnh lý dưới đây:
1. Bệnh lồng ruột
Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận, các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Triệu chứng của lồng ruột là đau bụng dữ dội, trẻ đau quặn bụng từng cơn, nôn ói, đi ngoài ra máu tươi.
Bệnh lồng ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ khiến ruột bị hoại tử dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong. Chính vì vậy, khi thấy bé đau bụng dữ dội cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không phải đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra đi ngoài ra máu dễ dẫn khiến trẻ đối mặt với nguy hiểm tính mạng.
Bệnh táo bón
Đi ngoài ra máu là hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ từ 2 – 5 tuổi. Triệu chứng đi ngoài ra máu thường do táo bón lâu ngày làm phân tích tụ lại, khô và cứng khiến bé đi ngoài cố sức rặn. Vì phân lớn và cứng khó ra khiến hậu môn căng giãn quá mức, phân cứng ma sát với thành hậu môn gây nứt kẽ hậu môn, rách hậu môn gây chảy máu. Vì vậy, táo bón đi ngoài thì máu thường dính trên bề mặt phân và có máu đỏ tươi, hoặc bé có thể bị rây máu ra bồn cầu.
Khi bé 5 tuổi bị đi ngoài ra máu tươi do táo bón cha mẹ cũng không nên lo lắng quá, việc đầu tiên mẹ cần làm là nhanh chóng vệ sinh sạch khu vực hậu môn sau khi trẻ đi tiêu xong, sau đó rửa sạch vết thương hậu môn bằng nước muối pha loãng để sát khuẩn, cuối cùng bôi thuốc mỡ để bé giảm đau rát và nhanh lành vết thương.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn chế độ lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước để việc phòng chống táo bón đạt hiệu quả cao.
2. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ ở trẻ em tuy nhiếm gặp những vẫn không thể không có. Bệnh trĩ xảy ra do gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn dẫn tới sự căng phồng quá mức khiến các tĩnh mạch phình to thành các búi trĩ. Triệu chứng trĩ ở trẻ em cũng như ở các lứa tuổi khác gồm đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu. Bệnh trĩ ở trre 5 tuổi do thường xuyên lặp lại các thói quen xấu làm tăng áp lực hậu môn gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Trẻ bị trĩ đi ngoài rất đau đớn, hậu môn bị trầy xước gây chảy máu nên nhiều khi phụ huynh nhầm lẫn là bệnh kiết lị.
Để điều trị bệnh trĩ ở trẻ em, phụ huynh nên cho trẻ đi khám, căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt cho trẻ: vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ, giúp trẻ đi đại tiện vào khung giờ nhất định, bổ sung rau xanh, trái cây tươi hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón.
3. Bệnh sốt thương hàn
Thương hàn là bệnh lý về đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng với thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 – 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Bệnh thương hàn thườn khởi phát đột ngột với triệu chứng: đau đầu, mệt mỏi, đi ngoài nhiều lần, sốt phát ban…
Bệnh sốt thương hàn là tình trạng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh với biến chứng nguy hiểm xuất huyết đi tiêu hóa gây đi ngoài ra máu. Nặng hơn nữa có thể gây thủng ruột khiến bệnh nhân tử vong.
Để phòng ngừa sốt thương hàn cho trẻ, cha mẹ nên:
- Giữ vệ sinh môi trường sống, đảm bảo vệ sinh nguồn nước
- Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh thương hàn cho trẻ, tiêm phòng vắc – xin được khuyến cáo cho những người sống trong khu vực có bệnh thương hàn phổ biến và những người du lịch tới khu vực đó.
4. Bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi. Nguyên nhân là do động vật nguyên sinh hoặc vi khuẩn, virus tấn công, do ký sinh trùng. Bệnh khiến trẻ tiêu chảy ra máu kèm dịch nhầy trong phân. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Để phòng ngừa và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ, cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, luôn nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Ngoài ra nên cho trẻ ăn chế độ lành mạnh, bổ sung rau củ quả tươi, tăng cường uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C. Tăng cường bổ sun lợi khuẩn probiotic cho trẻ nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.
Những dấu hiệu đi ngoài ra máu ở trẻ là nguy hiểm?
Khi trẻ 5 tuổi có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, hãy quan sát theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Để xác định được tình trạng của đi ngoài ra máu của con, phụ huynh cần kiểm tra xem mức độ chảy máu trong phân là nhiều hay ít vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé bởi bé có thể bị sốc do mất máu, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
- Mức độ nhẹ: Trẻ đi ngoài ra máu tươi nhưng ít, máu chỉ dính ở phân. Bên cạnh đó, trẻ vẫn hoạt động ăn uống, vui chơi bình thường, da bé vẫn hồng hào…
- Mức độ nặng: Bé đi ngoài ra máu tươi nhiều, liên tục, phân chỉ toàn máu và không cầm được máu, da bé nhợt nhạt, bé có biểu hiện mệt mỏi, vật vã… Lúc này, phụ huynh cần sớm đưa bé tới gặp bác sỹ để có thể cầm máu cho bé.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu?
1. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ, không nên chủ quan khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi bởi nếu không kiểm soát tốt, trẻ dễ bị thiếu máu, mất cân bằng điện giải… Đặc biệt, trẻ có thể có biến chứng nặng nề đặc như bệnh lý lồng ruột cấp tính hay thương hàn có thể xảy ra bất cứ khi nào, vì thế cần nhanh chóng và kịp thời can thiệp y tế.
Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, việc xét nghiệm tìm nguyên nhân cũng như chỉ định thuốc điều trị cần có chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là 1 số phương pháp điều trị:
- Sử dụng kháng sinh nếu do vi khuẩn và có nhiễm trùng.
- Điều trị triệu chứng: thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, thuốc giảm tiêu chảy, thuốc bổ sung men vi sinh,…
- Phẫu thuật xử lý tình trạng lồng ruột, polyp đường ruột,…
- Bổ sung nước và điện giải đầy đủ tránh mất nước ở trẻ.
2. Chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị đi ngoài ra máu tươi ở trẻ 5 tuổi, cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách bằng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh theo gợi ý dưới đây:
- Cho trẻ uống nước mỗi ngày để bù khoáng và chất điện giải, chú ý bổ sung thêm trái cây, sữa, nước cơm…
- Bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin K như cần tây, súp lơ, cải bắp, củ cải, rau bina… giúp thúc đẩy đông máu, hạn chế lượng máu thất thoát ra ngoài.
- Cho trẻ ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để kích thích hệ tiêu hóa cho trẻ.
- Thức ăn cho trẻ cần ninh mềm dạng lỏng để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ
- Tránh cho trẻ ăn thực phẩm đông lạnh nhiều chất bảo quản, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh nước có ga và nước ngọt đóng chai nhiều đường.
3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ngoài ra, phụ huynh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt của trẻ lời khuyên của chuyên gia dưới đây:
- Nên tập cho trẻ có thói quen đi cầu vào khung giờ nhất định trong ngày giúp hạn chế tình trạng táo bón có thể xảy ra.
- Nên cho trẻ có thói quen vận động không chỉ giúp cho bé chắc khỏe xương khớp mà còn giúp nhu động ruột được kích thích, trẻ sẽ có cảm giác muốn đi đại tiện, đi đại tiện dễ hơn và tránh được hiện tượng táo bón do phân vón cục.
- Nên tập cho trẻ có thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đu vệ sinh