Tình trạng ho khiến cho trẻ luôn bị mệt mỏi, quấy khóc, điều này sẽ làm cho nhiều phụ huynh lo lắng. Vì thế chữa ho ở trẻ thế nào cho an toàn và hiệu quả là điều mà cha mẹ đặc biệt quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Tình trạng ho gây ảnh hưởng thế nào cho trẻ?
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống những tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Mặc dù đây là biểu hiện rất tốt để bảo vệ cơ thể nhưng nếu để trẻ ho quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe như:
- Trẻ ăn không ngon, ngủ không yên.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc.
- Chán ăn, bỏ ăn, nôn mửa.
- Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Bên cạnh đó, tình trạng ho kéo dài lâu ngày sẽ có nguy cơ chuyển biến thành các bệnh mãn tính như viêm họng, viêm họng hạt,… hoặc thậm chí gây khó thở, khiến trẻ ho ra máu do niêm mạc họng bị xung huyết.
Chính về điều đó, cha mẹ cần tìm cách chữa dứt điểm để tránh tình trạng ho gây ra những bệnh lý nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ tại nhà để làm cải thiện tình trạng ho của trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể, đặc biệt nên cho trẻ uống nước ấm.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, đánh răng tối thiếu 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời chuyển lạnh hoặc thay đổi thời tiết, đặc biệt là vùng cổ.
- Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, có gia vị cay nóng, đồ ngọt và uống nước lạnh bởi sẽ làm kích ứng niêm mạc họng gây ho nhiều hơn.
- Cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, loãng, lỏng, dễ nuốt.
- Vệ sinh môi trường sống xung quang sạch sẽ, tránh những nơi có nhiều khói bụi, lông động vật,…
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương trong phòng cho trẻ.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Phương pháp dân gian giảm ho ở trẻ
Dưới đây là một số phương pháp dân gian chữa ho an toàn tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo:
Củ cải trắng
Theo Đông y, củ cải trắng có tác dụng bổ phế, kiện tỳ, long đờm. Bởi vậy thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp rất tốt. Cách làm đơn giản như sau:
- Củ cải tươi sau khi rửa sạch, cạo vỏ thì cắt nhỏ miếng.
- Sau đó cho củ cải vào hũ rồi cho đường phèn vào, đậy nắp để qua đêm.
- Hôm sau chắt lấy nước cốt cho trẻ dùng ngày từ 1-2 lần, mỗi lần 2-3 thìa sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Sử dụng chanh muối
Muối có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây ho, giúp làm giảm ngứa rát họng. Khi kết hợp với chanh sẽ làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng ho. Ngoài ra, trong chanh có chứa nhiều vitamin c và các khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Cách làm như sau:
- Chanh rửa sạch, thái lát mỏng.
- Rắc thêm chút muối lên bề mặt chanh rồi ngậm trực tiếp.
- Ngậm khoảng 5-10 phút cho tinh chất thẩm thấu vào họng.
- Sau đó các mẹ có thể cho trẻ nhai và nuốt từ từ.
- Áp dụng cách này nhiều lần trong ngày sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.
Sử dụng gừng
Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm được sử dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh về đường hô hấp như ho, đau rát họng, viêm họng,… Cách làm đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 3-5 lát gừng mỏng.
- Cho gừng vào cốc rồi đổ nước sôi vào ủ trong vòng 10 phút.
- Cho thêm một thìa mật ong vào trà khuấy đều và uống khi còn ấm.
- Hoặc cha mẹ có thể lấy nước cốt gừng cho vào sữa để trẻ dễ uống.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể nấu nước gừng cho trẻ ngâm chân và tắm để giữ ẩm cho cơ thể, giảm ho vào buổi đêm.
Mật ong
Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tính kháng khuẩn mạnh, làm dịu cổ họng nhanh chóng. Không chỉ vậy, trong thành phần của mật ong còn có nhiều khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cách chữa ho bằng mật ong như sau:
- Mẹ có thể cho trẻ ngậm trực tiếp 1 thìa mật ong vào miệng rồi nuốt từ từ để làm dịu họng, giảm ho rất tốt.
- Hoặc bạn có thể pha nước mật ong với chanh, gừng rồi uống.
- Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy được cải thiện.
Lưu ý: Không nên áp dụng cách này cho trẻ dưới 1 tuổi
Lá hẹ hấp đường phèn
Chữa ho bằng lá hẹ là cách chữa rất dân gian không quá xa lạ với nhiều người. Trong thành phần của hẹ có chất allicin hoạt động như chất kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, hẹ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Cách làm như sau:
- Bạn chuẩn bị hẹ đã rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo.
- Cắt nhỏ hẹ cho vào bát rồi rắc đường phèn lên.
- Đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút.
- Sau đó để nguội, chắt lấy nước rồi cho trẻ uống.
- Áp dụng cách này 2-3 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Nước lá hẹ hấp đường có vị ngọt thanh nên trẻ có thể uống dễ dàng.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Khi đó bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây ho và kê một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm ho: Thuốc có tác dụng ức chế ho, từ đó giúp giảm phản xạ ho ở trẻ.
- Thuốc chống viêm: Thuốc giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, nhờ đó làm giảm triệu chứng dị ứng, giảm ho cho trẻ. Các loại thuốc thường chứa các hoạt chất như betamethasone, hydrocortisone, dexamethasone,…
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được kê khi bệnh nhân được xác định ho do vi khuẩn, giúp diệt khuẩn gây hại, giảm ho. Các loại thuốc kháng sinh hay dùng là Amoxicilin, Erythromycin,…
- Thuốc hạ sốt: Trường hợp trẻ nhỏ ho đi kèm với sốt cao sẽ được bác sĩ kê paracetamol để hạ sốt, giảm thân nhiệt.
- Siro ho: Một số loại siro ho có thành phần thảo dược giúp làm giảm ho nhanh chóng.
Khi nào trẻ cần thăm khám bác sĩ?
Trẻ bị ho hầu hết thường sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nên cha mẹ không cần lo lắng. Thế nhưng trường hợp trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên lấp tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:
- Trẻ thở khó, thở rít, mặt môi tím tái.
- Trẻ thở mệt phải gắng sức.
- Trẻ chảy dãi nhiều không kiểm soát.
- Ho nhiều kèm nôn mửa.
- Tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần không thuyên giảm.
- Ho kèm màu hoặc dịch nhầy có mùi hôi.
- Trẻ sốt cao và không hạ sốt dù đã sử dụng thuốc hạ sốt.
Hy vọng qua bài viết trên đã có thể giúp phụ huynh biết thêm những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ thật chặt chẽ để kịp thời phát hiện những bất thường.