Nhiệt miệng là bệnh phổ biến mà ai cũng mắc phải vài lần trong đời. Nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh lây nhiễm thế nào là điều mà nhiều người rất quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Thế nào là bệnh nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nông, nhỏ ở môi, trong má, lưỡi, nướu,… Chúng có kích thước khoảng 2-8mm, có hình tròn hoặc bầu dục, có màu trắng, xung quanh viền đỏ. Bạn sẽ cảm thấy đau, nhức, khó chịu nhất là khi ăn uống hoặc giao tiếp, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Bệnh thường kéo dài khoảng 7-10 ngày, sau đó vết loét se lại và tự khỏi.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Hiện nay, các chuyên gia y tế chưa tìm được ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ nhiệt miệng như:
- Do chấn thương phần mô mềm trong miệng hoặc xước môi.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Rối loạn nội tiết tố.
- Thiếu các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Phản ứng dị ứng với một số loại vi khuẩn trong khoang miệng.
- Nhiễm virus Herpes, vi khuẩn và nấm.
- Căng thẳng, stress.
Nhiệt miệng có lây lan không?
Nhiệt miệng là bệnh lành tính, các vết nhiệt thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Thế nhưng trong một số trường hợp, nhiệt miệng có thể lây lan từ người sang người.
Bệnh nhiệt miệng có lây hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị nhiệt miệng do nguyên nhân sinh lý thì bệnh không lây. Tuy nhiên nếu nhiệt miệng do virus Herpes simplex gây ra thì bệnh sẽ lây từ người này sang người khác.
Loại virus Herpes này là virus truyền nhiễm có khả năng lay lan nếu người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét. Khi các vết loét bị vỡ dịch hoặc chảy máu thì tỉ lệ lây lan và nhiễm bệnh càng nhanh. Các vết loét do loại virus này gây ra thường không tự lành sau khoảng 10 ngày. Chính vì điều đó, bạn không nên chủ quan và cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị nhiệt miệng
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây y được sử dụng để chữa nhiệt miệng khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc kháng sinh để ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn gây hại.
- Thuốc chống viêm thường được kết hợp với kháng sinh để làm giảm các triệu chứng đau rát, sưng viêm của nhiệt miệng gây ra.
- Thuốc giảm đau giúp làm giảm đau nhức, làm dịu các vết loét một cách nhanh chóng.
- Một số loại nước súc miệng chứa triclosan hay diclofenac,…
- Nếu có những dấu hiệu như nhiễm trùng, sốt thì sẽ được kê thêm thuốc giảm đau, hạ sốt và bạn nên bổ sung thêm vitamin C, B2, PP theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bằng phương pháp dân gian
Các phương pháp dân gian dưới đây được nhiều người áp dụng để chữa nhiệt miệng rất tốt:
- Dùng mật ong: mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm lành nhanh các vết thương. Dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vết nhiệt, để khoảng 3-5 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/ ngày sau khi ăn.
- Uống bột sắn: theo đông y, bột sắn có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, giải độc, hay được dùng đê chữa các bệnh như nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy,… Bạn pha khoảng 10-15g bột sắn dây với nước lọc, khuấy đều rồi uống. Đối với trẻ nhỏ thì nên nấu chín bột để dùng cho trẻ. Nên áp dụng cách này 2 lần/ ngày.
- Ăn sữa chua: thành phần trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn rất tốt cho cơ thể. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 2-3 hộp sẽ giúp vết nhiệt mau lành hơn.
Cách phòng tránh nhiệt miệng bị lây lan
Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh lây lan từ người sang người.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng hàng ngày và thường xuyên để bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn gây hại. Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, súc miệng bằng nước muối khoảng 3-4 lần/ ngày. Thay bàn chải theo chu kì 3-4 tháng/ lần và sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng.
Không dùng chung đồ cá nhân
Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với những người đang bị nhiệt miệng. Các đồ vật như: cốc nước, bàn chải, mỹ phẩm, khẩu trang,… bởi điều nay có thể làm lây lan nhiệt miệng qua đường tiếp xúc gián tiếp.
Không tiếp xúc thân mật
Hạn chế tiếp xúc thân mật (hôn môi, quan hệ tình dục bằng miệng,…) đối với người đang mắc nhiệt miệng vì đây là con đường lây lan trực tiếp và nhanh nhất. Chính vì thế, bạn nên hạn chế hoạt động bày tỏ tình cảm khi bị nhiệt miệng.
Rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào vết nhiệt
Bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chạm vào vết nhiệt. Điều này giúp các vết nhiệt không bị nhiễm khuẩn nặng hơn và có thể ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan khi bạn chẳng may chạm vào người khác.
Một vài lưu ý khi chữa nhiệt miệng
Để bệnh nhanh lành hơn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Uống đủ nước với nhu cầu của cơ thể. Ăn các thực phẩn mềm, loãng.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt vì sẽ làm vết nhiệt bị kích ứng.
- Không uống các đồ uống có cồn, ga, cafein và các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt , thuốc là.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không để bản thân bị stress, căng thẳng quá mức.
- Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Mong rằng qua bài viết dưới đây, bạn đã có thể giải đáp được câu hỏi “nhiệt miệng có lây không?”. Bên cạnh đó, bạn không nên quá chủ quan và cần theo dõi sức khỏe của mình chặt chẽ. Nếu thấy có bất kì dấu hiệu nào khác thường thì cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.