Nhiệt miệng là bệnh lành tính và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Thế nhưng chế độ ăn uống khi bị nhiệt miệng cũng làm ảnh hưởng đến quá trình lành bệnh. Vậy người bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì và kiêng gì là điều mà nhiều người thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên tắc ăn uống khi nhiệt miệng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả hơn. Bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Nên ăn thức ăn có tính mát: Các loại thức ăn như rau xanh, trái cây,… có khả năng thanh nhiệt, giải độc rất phù hợp cho những người bị nhiệt miệng. Đồng thời chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
- Thức ăn mềm, không cay nóng: Bạn nên chọn ăn những thức ăn mềm, uống nhiều nước để tránh chạm vào vết nhiệt gây đau và giúp người bệnh dễ dàng nhai thức ăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thức ăn có gai vị cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi chúng sẽ làm quá trình điều trị kéo dài, bệnh lâu khỏi hơn.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin: Bổ sung vitamin cho cơ thể là điều rất cần thiết để bệnh nhanh lành hơn và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin B, PP, sắt, kẽm,… hoặc bổ sung các loại thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Thực phẩm nhiều vitmain C
Khi cơ thể thiếu vitamin C, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiệt miệng. Chính vì điều đó, bạn nên ăn nhiều các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như ổi, bưởi, đu đủ, dâu tây, cà chua,… Tuy nhiên, cam và canh là thực phẩm có chứa nhiều vitamin c nhưng bạn nên hạn chế sử dụng bởi chúng có chứa nhiều acid citric sẽ làm cho bạn thấy đau xót ở vết loét.
Bổ sung vitamin B2
Co thể thiếu vitamin B2 cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng, nứt nẻ, rụng tóc,… Vì vậy bạn cần bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như: hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười, cá hồi, cá ngừ,…
Thực phẩm giàu Kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lưởng ất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể, người bị thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Bổ sung Kẽm giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường quá trình tổng hợp các dưỡng chất cần thiết để làm lành nhanh vết nhiệt. Bạn cần bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm như cua, thịt bò, đậu phộng, trứng,…
Thực phẩm nhiều chất Sắt
Cũng giống như kẽm, sắt cũng là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể tạo ra các hồng cầu trong máu. Ngoài ra, sắt còn giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Bởi vậy bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm có chứa chất sắt như thịt gà, súp lơ xanh,… để giúp bệnh mau lành hơn.
Đồ ăn giàu chất xơ
Chất xơ có tác dụng hạn chế các tổn thương và tăng sinh thêm các tế bào mới, điều này sẽ nhanh chóng hồi phục các vết loét do nhiệt miệng gây ra. Bạn hãy tăng cường thêm các chất xơ trong bữa ăn gia đình bằng cách ăn các loại thức ăn như: cà chua, súp lơ xanh, rau bina, rau ngót, kiwi, dâu tây,…
Bị nhiệt miệng nên uống nước gì?
Nước cà chua
Trong thành phần của quả cà chua có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như kali, natri, vitamin C, A, B, E… có công dụng làm chậm quá trình lão hõa, ngăn ngừa ung thư vú và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nước ép cà chua có vị chua nhẹ, giúp giải nhiệt nên nhiều người thường sử dụng để chữa nhiệt miệng. Bạn nên uống khoảng 2-4 ly nước ép để giảm nhiệt nhanh chóng.
Nước bột sắn
Bột sắn dây có khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, thường được dùng để chữa các bệnh mụn nhọt, cảm sốt, nhức đầu,…
Bạn có thể pha 10-15g bột sắn dây với nước lọc, khuấy đều rồi thưởng thức. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 cốc sắn dây để đảm bảo tác dụng điều trị. Đối với trẻ nhỏ, bạn cần phải nấu bột sắn dây cho chín rồi mới cho trẻ ăn.
Nước rau diếp cá
Rau diếp cá có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cho cơ thể. Chính vì thế mà nhiều người lựa chọn rau diếp cá để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.
Bạn chuẩn bị rau diếp cá đã rửa sạch, đem đi xay nhuyễn rồi lấy phần nước cốt, lọc bả bã. Bạn uống trực tiếp rau diếp khoảng 2-3 lần/ ngày. Thực hiện cách này liên tục cho đến khi vết nhiệt khỏi hẳn. Ngoài ra, bạn cũng có thể luộc lá diếp cá lấy nước để uống hàng ngày.
Nước khế chua
Thành phần trong quá khế có chứa nhiều khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Chúng có chứa những chất như glucid, protid, acid oxaclic, canxi, natri, kali,… có tác dụng chữa ho, mẩn ngứa, táo bón và điều trị đái tháo đường.
Bạn nên rửa sạch khế rồi cắt thành từng múi nhỏ. Cho khế vào nồi nước đun sôi, để lửa nhỏ khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc lấy nước khế để súc miệng nhiều lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 3-4 ngày để giúp vết nhiệt hồi phục nhanh chóng.
Nước cam
Trong quả cam có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, E, và các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, magie,… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Không những vậy chúng còn có khả năng hình thành tế bào mới, giúp các vết nhiệt nhanh chóng phục hồi.
Các bạn mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 1-2 cốc nước cam để chữa nhiệt miệng tốt nhất. Tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều nước cam trước khi đi ngủ vì chúng rất lợi tiểu, khiến bạn phải đi tiểu đêm.
Bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì?
Thức ăn cay nóng
Các loại thức ăn có chứa nhiều gia vị cay nóng như tỏi, ớt, tiêu,… sẽ khiến người bệnh bị đau, xót, nhức sẽ khiến vết loét nặng hơn. Chính vì thế, bạn nên hạn chế các món ăn này để vết nhiệt hồi phục nhanh hơn.
Đồ ăn mặn
Những người đang mắc nhiệt miệng không nên ăn các món ăn mặn bởi chúng có thể khiến bạn bị xót, đau khi thức ăn chẳng may chạm vào vết nhiệt. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế ăn các món chứa nhiều muối trong các món ăn hàng ngày.
Đồ nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ thường cứng, giòn nên chúng ta cần phải nhai kỹ hơn. Điều này có thể sẽ khiến thức ăn dễ chạm vào vết nhiệt gây đau cho người bệnh. Đồng thời, đồ chiên rán có tính nóng cũng sẽ khiến bạn bị nóng trong, bệnh sẽ lâu khỏi hơn.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Nếu bạn ăn đồ ăn có chứa quá nhiều đường sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong khoang miệng. Tình trạng này sẽ làm cho vết loét trong miệng lâu lành hơn, bệnh tiến triển nặng hơn.
Đồ uống có gas, chứa cồn, cafein
Những người bị nhiệt miệng không nên uống các loại đồ uống có ga, cồn, cafein như rượu, bia, nước ngọt, cafe,… bởi chúng sẽ gây kích thích vết nhiệt, khiến chúng tiến triển nặng hơn. Ngoài ra trong cafe có chứa acid salicylic sẽ làm kích ứng niêm mạc miệng và làm tăng thời gian điều trị nhiệt miệng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các món mà người nhiệt miệng nên ăn, uống và cần phải kiêng trong thời gian mắc bệnh. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích để thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, nhanh chóng đẩy lùi nhiệt miệng.