Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải vài lần trong đời. Sử dụng thuốc để điều trị nhiệt miệng là cách nhanh và đơn giản nhất được nhiều người áp dụng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để bạn có thể lựa chọn thuốc phù hợp nhất nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nông, nhỏ ở bất cứ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, trong má, nướu, môi, nướu,… Các vết này có đường khoảng 2-8mm, có hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng, xung quanh có viền đỏ.
Hiện nay các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố gây bệnh như:
- Do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm.
- Hệ miễn dịch suy giảm.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể (vitamin B, PP, B2,…)
- Do thay đổi nội tiết tố.
- Tổn thương niêm mạc miệng.
- Ăn nhiều đồ cay nóng.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
Bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?
Nhiệt miệng là bệnh lý khá phổ biến đối với chúng ta. Bệnh khá lành tính, nhiều khi bệnh tự phát rồi khỏi mà không cần phải điều trị. Nhiệt miệng thường kéo dài khoảng 1-2 tuần tùy vào cơ địa của mỗi người. Bệnh thường hiếm gây ra những biến chứng nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh rất lâu khỏi và có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Các loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả, an toàn
Dưới đây là một số loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn mà bạn có thể tham khảo.
Gel chữa nhiệt Urgo
Gel chữa nhiệt miệng Urgo được sản xuất tại Pháp, sản phẩm được nhiều người tin dùng bởi sự an toàn, lành tính và có hương cam dùng được cho trẻ nhỏ.
Thành phần của gel gồm: dẫn xuất Cellulose, Alcohol, Acid Carboxylics và Acid Mineral, chất làm ngọt, hương cam, nước cất.
Sản phẩm có công dụng
- Bảo vệ vết loét do nhiệt miệng gây ra.
- Giảm các triệu chứng đau xót.
- Làm lành vết loét nhanh chóng.
Cách dùng: Bạn dùng gel chấm trực tiếp lên vết loét, dùng que gạt trải đều lớp màng gel rồi để khô trong khoảng 10 giây. Sử dụng gel tối đa 4 lần/ngày, nên thoa trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ưu, nhược điểm của sản phẩm:
- Ưu điểm: Bảo vệ được vết nhiệt trong 4 tiếng sau khi bôi, ngăn vết loét lan rộng, giúp vết nhiệt mau lành, giảm xót.
- Nhược điểm: Thuốc có tính kháng khuẩn yếu nên không dùng được khi bị nhiễm khuẩn nặng, có thể gây kích ứng khoang miệng và tổn thương tế bào hạt.
Thuốc mỡ chữa nhiệt miệng Oracortia
Thuốc mỡ bôi nhiệt có nguồn gốc từ Thái Lan được nhiều người dùng. Thuốc hiện được bày bán tại dưới dạng gói thuốc mỡ nhỏ 1g màu xanh.
Thành phần của thuốc bao gồm: Triamcinolone acetonide – một loại glucocorticoid có chứa Flo, có tác dụng ngăn chặn quá trình giải phóng các chất gây viêm. Khi bôi ngoài da hoặc niêm mạc, Triamcinolon có tác dụng giảm triệu chứng nóng rát, sưng đau.
Công dụng
- Giảm đau rát ở các vết loét.
- Giảm lở loét, khu trú viêm nhiễm ở phần nhiệt miệng.
Cách dùng: Bạn sử dụng một lượng thuốc vừa đủ bôi trực tiếp lên vết nhiệt, đợi vài phút cho thuốc thẩm thấu hoàn toàn.
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Tác dụng nhanh, hiệu quả, chỉ cần bôi trong thời gian ngắn là bệnh mau khỏi.
- Nhược điểm: Có thể gây ra nhiều tác dụng như teo da, mỏng da và ban đỏ khi dùng kéo dài.
Viên sủi Sensa Cools
Sản phẩm có thành phần: Chiết xuất chanh, chiết xuất Alyxia stellata, vỏ quế, vitamin C, đường.
Công dụng
- Thanh nhiệt, giải độc và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng nóng trong người, nhiệt miệng…
Cách dùng: Bạn pha bột với nước rồi khuấy đều rồi uống ngay sau khi pha, không nên để lâu tránh biến chất. Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi thì uống 1 gói/ lần, mỗi ngày uống 2-3 lần. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống 1/2 gói, mỗi ngày 2-3 lần.
Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: Sử dụng thuận tiện, thuốc có vị chua nhẹ nên rất dễ uống, không gây kích ứng ở khoang miệng.
- Nhược điểm: Không dùng được khi bị nhiễm khuẩn nặng, nếu để lâu không dùng ngay sẽ dễ biến chất mất tác dụng thuốc.
Viên uống nhiệt miệng PV
Sản phẩm do công ty cổ phần Dược Phúc Vinh nghiên cứu và sản xuất, được bào chế ở dạng viên nén nên sử dụng rất thuận tiện
Thành phần: Hoàng bá, Hoàng cầm, Cam thảo, Tế tân, Huyền sâm, Sinh địa, Liên kiều,… Các vị dược liệu có tác dụng chính là sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, thúc đẩy tiêu sưng.
Công dụng
- Sử dụng để chữa nhiệt miệng, đau răng, chảy máu, sưng lợi.
- Dùng khi viêm họng kéo dài.
- Khử được mùi hôi trong khoang miệng.
Cách dùng: Người lớn dùng 3 viên/ lần, ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống 2 viên/ lần, ngày uống 3 lần sau ăn.
Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: Được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên nên có tác dụng rất tốt trong điều trị nhiệt miệng.
- Nhược điểm: Cần dùng trong thời gian dài và thận trọng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, người dương hư, tỳ vị hư hàn.
Thuốc nhiệt miệng Nhất Nhất
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và có nguồn gốc từ Việt Nam. Sản phẩm được nhiều người tin dùng bởi có hiệu quả rất cao.
Thành phần: Hoàng liên, Cam thảo, Tri mẫu, Huyền Sâm, Sinh địa, Mẫu đơn bì, Bạch thược… với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng.
Công dụng
- Sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng, đau răng, chảy máu chân răng, sưng lợi.
- Có thể chữa được viêm họng, hôi miệng.
Cách dùng: Người lớn uống 2 viên x 2 lần, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống 1 viên x 2-3 lần.
Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: Thuốc có thành phần từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn và không gây kích ứng.
- Nhược điểm: Hiệu quả điều trị nhiệt miệng không cao. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bệnh thể hàn.
Xịt nhiệt miệng Traful
Sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuốc có dạng xịt nên rất thuận tiện cho người sử dụng. Xịt nhiệt miệng Traful dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Thành phần: Nước Azulene, tinh dầu bạc hà, benzethonium clorua, glycerin, propylene glycol, polyxytylen dầu thầu dầu…
Công dụng
- Trị các vết nhiệt miệng, bỏng rát lưỡi, nấm miệng.
- Tạo lớp màng bao bọc vết thương, giảm đau.
- Giảm triệu chứng viêm, sưng tấy nướu và lợi.
Cách dùng: Xịt trực tiếp thuốc lên vùng bị nhiệt miệng, mỗi ngày xịt 3 – 4 lần.
Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: Xịt họng làm dịu, giảm đau ngay tức thì, không gây kích ứng khoang miệng.
- Nhược điểm: Khả năng sát khuẩn nhẹ, không có hiệu quả trong trường hợp vết loét rộng hay có bội nhiễm vi khuẩn, không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng
Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Vì thế mà bạn cần lưu ý mốt vào điều sau để hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. Bạn không tự ý mua thuốc về sử dụng bởi có thể đem lại những tác dụng phụ không mong muốn.
- Sử dụng đúng liều lượng, không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau.
- Bạn nên kiểm tra kỹ nhãn mác, hạn dùng và không sử dụng thuốc khi có dấu hiệu hư hỏng. Nên bảo quản thuốc tại nơi có nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
- Đọc kỹ thành phần thuốc xem bạn có bi dị ứng với thành phần nào không. Trường hợp nếu có những dấu hiệu nào bất thường hoặc tình trạng nhiệt mãi kéo dài thì cần ngưng sử dụng và đến bác sĩ để thăm khám.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ tối thiểu 2 lần/ ngày, súc miệng nước muối khoảng 3-4 lần/ ngày. Nên sử dụng bàn chải mềm để tránh làm xước niêm mạc miệng.
- Uống đủ nước tuỳ vào nhu cầu của cơ thể.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn các thực phẩm mềm, mát để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể và không nên ăn những thực phẩm cay nóng khi bị nhiệt miệng.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn biết thêm được nhiều loại thuốc chữa nhiệt an toàn, hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và chọn lựa những loại thuốc phù hợp với thể trạng của mình để bệnh mau lành hơn.