Ấn tay vào bụng dưới thấy đau là triệu chứng dễ gặp nên nhiều người chủ quan cho rằng đó chỉ đơn thuần là dấu hiệu của vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, ấn tay vào bụng dưới thấy đau còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này mời bạn đọc tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.
Mục lục
Ấn tay vào bụng dưới thấy đau do nguyên nhân nào?
Bụng được chia thành bốn vị trí: phần trên rốn được gọi thượng vị. Dưới rốn gọi là hạ vị, bụng dưới. Phía bên trái rốn được gọi là hố chậu trái. Phía bên phải rốn gọi là hố chậu phải. Như vậy, tùy theo vị trí đau sẽ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau.
Ấn tay vào đau bụng dưới là hiện tượng dễ gặp do nhiều nguyên nhân, trong đó, các nguyên nhân được chia thành 2 dạng dưới đây:
Nguyên nhân không phải bệnh lý
Vào thời kì tiền kinh nguyệt, chị em thay đổi hormone thường xuất hiện dấu hiệu đau bụng dưới khi ấn tay vào. Nguyên nhân bởi khi rụng trứng thường đi kèm với chất dịch và máu, gây kích ứng niêm mạc của bụng nên ấn tay vào thấy đau. Một số chị em đau bụng còn kèm theo tính khí thất thường, nổi mụn, nhức đầu, chuột rút.
Nguyên nhân bệnh lý
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn ấn tay vào bụng dưới thấy đau. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu bạn có thể tham khảo:
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một nhóm các rối loạn tiêu hóa chức năng thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già – đại tràng. Bệnh với biểu hiện đặc trưng là đau bụng âm ỉ, ấn tay vào bụng dưới bị đau, thay đổi thói quen đại tiện như: tiêu chảy, táo bón, mót rặn. Đau bụng dưới xuất hiện do tăng nhu động ruột hoặc co thắt đại tràng.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể do nhiều yếu tố gây ra như: tâm lý căng thẳng, lo lắng, do thức ăn, thói quen sinh hoạt…
Hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính, điều trị hỏi hoàn toàn là rất khó nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, để kiểm soát bệnh tốt nhất, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lối sinh hoạt lành mạnh.
Rối loạn tiêu hóa
Ấn tay vào đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa chủ yếu do: chế độ ăn uống không khoa học, stress, căng thẳng mệt mỏi, sử dụng kháng sinh dài ngày… Ngoài triệu chứng ấn tay vào bụng dưới thấy đau, người bệnh rối loạn tiêu hóa còn có triệu chứng:
- Đau bụng âm ỉ.
- Rối loạn đại tiện: tiêu chảy, táo bón nhiều lần trong ngày.
- Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi.
- Nôn, buồn nôn…
Tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt kết hợp với phương pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan, không điều trị, cách triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thể tiến triển nặng như: cơ thể mệt mỏi, suy dinh dưỡng, đi ngoài ra máu, viêm đại tràng, đại tràng co thắt…
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của ruột thừa. Bệnh có nguy cơ tiến triển rất nhanh bởi tình trạng tắc nghẽn của ruột thừa khiến vi khuẩn phát triển gây thiếu máu và viêm. Ban đầu vị trí đau không xác định: đau bụng quanh rốn rồi lan xuống bụng dưới, người bệnh ấn tay vào bụng dưới thấy đau. Triệu chứng này khiến người bệnh nhầm tưởng đau dạ dày. Triệu chứng viêm ruột thừa thường kèm theo sốt, nôn, rối loạn tiêu hóa, vùng bụng bị sưng, mệt mỏi, chán ăn.
Bệnh diễn biến khá nhanh, tại ổ viêm sẽ tích tụ dịch và mủ, mủ vỡ sẽ tràn ra đường ruột và các cơ quan xung quanh. Tình trạng này không được cấp cứu kịp thời có thể gặp biến chứng: thủng ruột, nhiễm trùng khoang bụng, nhiễm trùng huyết gây tử vong.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là một dạng bệnh nhiễm trùng cấp tính ở hệ tiết niệu. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn ở bàng quang. Khi bị viêm bàng quang, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường, đi mỗi lần 1 ít.
- Nước tiểu màu đục, có mùi hôi nồng.
- Tiểu đau buốt, nóng rát.
- Tiểu ra máu.
- Ấn tay vào bụng dưới bị đau.
- Sốt nhẹ.
Triệu chứng bệnh nhiều khi chỉ thoáng qua và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Vì vậy, khi thấy triệu chứng đi tiểu đau buốt, nóng rát, đau bụng, người bệnh nên đến viện để kiểm tra và được điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Ngoài ra, ấn tay vào bụng dưới bị đau thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới do vùng bụng dưới ở nữ giới là nơi tập trung các cơ quan sinh sản như: tử cung, buồng trứng… Nguyên nhân khi ấn tay vào bụng dưới thấy đau được phân tích cụ thể như sau:
Ấn tay vào bụng dưới bị đau ở nữ giới nguyên nhân do:
- U xơ tử cung: Là những khối u cơ phát triển trên tử cung phụ nữ. Triệu chứng của bệnh là đau bụng dưới kèm rong kinh, đau khi quan hệ tình dục, đau tức bụng dưới, ấn tay vào bụng dưới bị đau.
- U nang buồng trứng: Đau vùng bụng dưới, ấn tay vào bụng dưới bị đau, đau vùng thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt thất thường, đau xung quanh nơi có khối u kèm theo mệt mỏi, buồn nôn.
- Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng niêm mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Bệnh gây các cơn đau vùng chậu mãn tính, ấn tay vào bụng dưới bị đau, đau trước và trong kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục, đau nửa đầu, rối loạn tiêu hóa…
- Viêm vòi trứng: Viêm vòi trứng hay còn được gọi là viêm ống dẫn trứng là tình trạng vòi trứng bị các loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn, ký sinh trùng… tấn công vào gây ra tình trạng viêm nhiễm gây đau âm ỉ bụng dưới, ấn tay vào bụng dưới bị đau nhói, đau lưng, sốt nhẹ, kinh nguyệt thất thường…
Ấn tay vào bụng dưới bị đau ở nam giới nguyên nhân do:
Viêm tuyến tiền liệt: Là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm xảy ra tại tuyến tiền liệt gây triệu chứng đau lưng, đau quanh gốc dương vật, đau bụng dưới khi ấn tay vào, đau khi đi tiểu, tiểu khó tiểu buốt, sốt kèm ớn lạnh, tinh dịch có lẫn máu…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường, khi ấn tay vào bụng dưới bị đau ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, sử dụng các phương pháp giảm đau tại nhà thì triệu chứng sẽ cải thiện. Tuy nhiên, người bệnh cần nên đi khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng dưới đây:
- Có các cơn đau dữ dội, đau nhiều khi bị tác ấn mạnh hoặc chạm nhẹ vào bụng.
- Đột ngột sốt cao.
- Không thể đi tiểu tiện.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Nôn, nôn ra máu.
- Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Có dịch âm đạo bất thường ở nữ giới.
- Mệt mỏi, suy kiệt về thể chất và tinh thần.
Nên làm gì khi ấn tay vào bụng dưới bị đau?
Bụng dưới là khu vực chứa nhiều cơ quan khác nhau. Khi đau bụng dưới, người bệnh cần bình tĩnh và đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán để có phương pháp điều trị cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng một số biện hỗ trợ điều trị pháp giảm đau tại nhà dưới đây:
Massage bụng
Masage bụng là phương pháp không xâm lấn giúp giảm đau và mang lại cảm giác thoải mái bởi massage bụng giúp giảm đầy bụng chướng hơi, điều hòa nhu động ruột và giảm căng thẳng thần kinh ruột hiệu quả. Để giúp giảm đau bụng dưới, người bệnh có thể thực hiện massage bụng theo cách sau đây:
- Nằm ngửa trên mặt phẳng, thả lỏng cơ thể và hít thở sâu.
- Mở rộng 2 bàn tay, đặt chồng lên nhau, đặt lên phần bụng dưới và bắt đầu xoa bóp theo chiều kim đồng hồ.
- Trong lúc xoa bóp, hít thở đều và nhẹ nhàng dùng lực vừa đủ ấn nhẹ vào vùng bụng dưới bị đau.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng dầu nóng xoa lên toàn bộ vùng bụng trước khi massage.
Chườm nóng
Tác dụng của chườm nóng giúp giãn mạch máu, lưu thông máu, tăng tuần hoàn máu đến ruột, dạ dày làm cho quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Từ đó, giúp giảm hơi, đầy bụng, khó tiêu và cải thiện chứng đau bụng. Người bệnh có thể dùng phương pháp chườm ấm theo hướng dẫn dưới đây:
- Dùng túi chườm hoặc chai thủy tinh.
- Nếu túi sưởi có cắm điện thì cắm điện cho nóng lên đặt lên vùng bụng dưới bị đau.
- Nếu dùng chai thủy tinh thì đổ nước ấm 50 – 60 độ vào, đậy kín nắp và đặt lên vùng bụng dưới bị đau, chú ý lấy khăn mỏng bọc chai thủy tinh trước khi đặt lên bụng để tránh bỏng rát.
- Để yên vị trí đau vài phút sẽ thấy giảm đau đáng kể.
Tắm nước ấm
Ngâm mình trong bồn nước ấm giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, làm thư giãn các cơ ruột, từ đó giảm nhanh cơn đau bụng. Bên cạnh đó, tắm nước ấm ko chỉ làm dịu cơn đau, nó còn giúp tinh thần được cải thiện đáng kể.
Nếu ngâm mình trong bồn nước ấm, người bệnh có thể cho thêm chút muối khoáng, thành phần ion dương cùng các dưỡng chất trong muối khoáng sẽ giúp trừ khử các gốc tự do gây bệnh trong cơ thể.
Sử dụng trà thảo dược
Những lúc ấn tay vào bụng dưới bị đau, người bệnh có thể sử dụng trà thảo mộc để giảm đau. Các loại trà thảo mộc thường chứa các hoạt chất giúp thư giãn thần kinh ruột, giảm co thắt gây đau và ngăn ngừa tiêu diệt vi sinh vật gây hại, giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một số loại trà thảo mộc có thể dùng khi bị đau bụng như:
- Trà bạc hà.
- Trà gừng.
- Trà hoa cúc.
- Trà mật ong.
- Trà cam thảo…
Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt
Để hạn chế tình trạng đau bụng dưới, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học hợp lý theo gợi ý dưới đây:
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung nước ép trái cây, rau củ.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, vitamin như rau xanh, trái cây tươi.
- Tránh ăn các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ…
- Tránh uống đồ uống chứa cồn, có ga.
- Nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, stress, mệt mỏi.
- Có thói quen thể dục thể thao đều đặn.
- Giữ tinh thần thoải mái.
- Có thói quen kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Sử dụng thuốc
Có một số thuốc giảm đau không kê đơn giúp bạn giảm nhanh cơn đau bụng dưới. Một số thuốc có thể kể đến là:
- Thuốc chứa acetaminophen giúp giảm đau (Không sử dụng thuốc non – steroid như: Aspirin, ibuprofen, naproxen,.. vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày.)
- Thuốc kháng axit.
- Thuốc giảm co thắt.
- Thuốc nhuận tràng (nếu đau bụng kèm táo bón.)
Lưu ý: Người bệnh không nên lạm dụng thuốc mà cần tìm hiểu kỹ càng, tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng.
Trên đây là thông tin giải đáp băn khoăn ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì. Nếu tình trạng đau bụng do bệnh lý, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị từ sớm. Bên cạnh đó, để giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường vận động để có sức đề kháng tốt để kiểm soát được những triệu chứng của bệnh nhé.