Khu vực bên phải bụng dưới còn được gọi là vùng hố chậu phải bao gồm: ruột thừa, ruột non, manh tràng và buồng trứng phải (ở phụ nữ)… Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về tiêu hóa hoặc sinh sản. Vì vậy, nhiều người băn khoăn, ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau và không biết có làm sao không? Để giải đáp thắc, bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây.
Mục lục
Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?
Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như các bệnh về tiêu hóa, sinh sản hoặc một số bệnh lý liên quan đến thận. Những bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể các bệnh lý được phân tích như sau:
1. Bệnh hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa mãn tính, dễ tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến chức năng của ruột già. Bệnh có thể gây triệu chứng đau bụng dưới bên phải khi ấn vào cùng các dấu hiệu đi kèm bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài: táo bón, tiêu chảy nhiều lần.
- Đi ngoài mót phân.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Đau hai bên mạn sườn, đau nhiều sau khi ăn no, ăn thức ăn tái sống, cay nóng…
- Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ…
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh thường xuyên tái phát ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sức khoẻ và tâm lý người bệnh.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào hay loại thuốc riêng lẻ nào có thể chữa khỏi dứt điểm hội chứng ruột kích thích. Vì thế, người bệnh chỉ có thể kiểm soát triệu chứng tái phát bằng cách dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh để chung sống hòa bình với bệnh.
2. Bệnh viêm ruột thừa
Ruột thừa là một phần trong ống tiêu hóa nằm ở đáy manh tràng, gần chỗ tiếp nối giữa ruột non và đại tràng bên phải. Viêm ruột thừa là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa, đây cũng là nguyên nhân phổ biến của ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau. Ngoài dấu hiệu này, viêm ruột thừa còn có một số dấu hiệu nhận biết như:
- Bụng đau âm ỉ liên tục và tăng lên khi ho hoặc thay đổi tư thế…
- Sốt.
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy kéo dài.
Viêm ruột thừa cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay lập tức. Bởi bệnh có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như: xuất hiện ổ áp xe trong bụng hoặc nặng hơn nữa là ruột thừa bị vỡ khiến các vi khuẩn tràn ra khắp bụng gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.
3. Bệnh viêm ruột
Viêm ruột là một phần trong bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Đây là tình trạng viêm xảy ra ở ruột do vi khuẩn và virus. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm ruột là bệnh crohn và viêm loét đại tràng. Chúng có thể gây đau tức bụng dưới bên phải, ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau. Ngoài ra, viêm ruột còn có triệu chứng phổ biến:
- Tiêu chảy nặng và cấp tính.
- Đi ngoài phân nhầy, có máu.
- Nôn, buồn nôn.
- Sốt.
Viêm ruột là một bệnh dai dẳng, có diễn biến phức tạp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh mắc viêm ruột không được chăm sóc và điều trị đúng cách có nguy cơ cao viêm loét đường tiêu hóa, tắc nghẽn đường ruột, suy dinh dưỡng, ung thư…
4. Bệnh sỏi thận
Sỏi thận là hiện tượng muối, chất khoáng lắng cặn trong thận và đường tiết niệu. Các chất lắng cặn kết tinh lại với nhau tạo thành các tinh thể muối khoáng được gọi là sỏi (hay sạn).
Một số trường hợp sỏi nhỏ được bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu và không gây đau. Trường hợp sỏi lớn di chuyển xuống bể thận, niệu quản, bàng quang gây tổn thương đau đớn và gây ra triệu chứng:
- Đau vùng bụng dưới bên phải, mạn sườn lan sang vùng chậu.
- Đau buốt, khó tiểu.
- Tiểu ra máu.
- Tiểu dắt, tiểu són, nước tiểu có màu bất thường hoặc lẫn cặn.
- Sốt ớn lạnh.
- Buồn nôn.
Bệnh sỏi thận nếu được phát hiện sớm, có phương pháp điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Một số trường hợp sỏi lâu không di chuyển, bám dính vào niêm mạc. Niệu quản xơ dày hẹp lại, chức năng thận suy giảm, bị ứ nước, ứ mủ gây nhiễm trùng. Để lâu không điều trị sẽ gây viêm bể thận mãn tính, suy thận mãn tính nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
5. Bệnh nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận hay còn được gọi là viêm đài bể thận. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu do nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo), từ đó vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm trùng thận.
Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng thận. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng nhận biết sau:
- Sốt.
- Buồn nôn, nôn.
- Tiểu nhiều.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Đi tiểu lẫn máu hoặc mủ.
- Nước tiểu có mùi hôi.
Nhiễm trùng thận là tình trạng cấp tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng gây nhiễm trùng máu dẫn tới tử vong. Vì vậy, người bệnh nên đi khám ngay khi có triệu chứng để được can thiệp kịp thời, tránh diễn biến xấu có thể xảy ra.
6. Bệnh thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan nội tạng trong ổ bụng như: mạc nối, ruột… chui lẫn vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị. Thoát vị bẹn xảy ra ở nam nhiều hơn nữ bởi ở vùng bẹn nam giới dây thừng tinh chạy qua nên thành bụng yếu khiến cho tình trạng này dễ xảy ra hơn.
Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thường có dấu hiệu:
- Đau, khó chịu vùng bụng dưới, ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau
- Có khối phồng ra ở bẹn khi nâng một vật nặng hay khi rặn, ho.
- Có cảm giác bị co kéo hay là đau lan xuống bìu.
- Da bìu bị sưng đỏ.
Thoát vị bẹn là tình trạng khẩn cấp cần phẫu thuật ngay bởi bệnh có thể dẫn tới những biến chứng gây nguy cơ tử vong cao như: tắc ruột, hoại tử ruột, mạc nối lớn, nhiễm trùng máu…
7. Bệnh xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục và xoắn dây thừng tinh gây tình trạng giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn. Người bệnh xoắn tinh hoàn thường có dấu hiệu:
- Sưng tấy bìu, đau đột, ngột dữ dội.
- Bụng dưới bên phải ấn vào thấy đau.
- Chạm, nâng tinh hoàn lên có cảm giác đau tăng lên.
Tình trạng xoắn chặt trong thời gian dài dễ khiến tinh hoàn bị tổn thương dẫn đến phù nề, sưng tấy, thiếu máu và thậm chí hoại tử tinh hoàn. Vì vậy, xoắn tinh hoàn là tình trạng nguy hiểm thường phải phẫu thuật khẩn cấp.
8. Bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là tình trạng cơ quan sinh sản nữ nhiễm trùng, viêm nhiễm. Nguyên nhân bởi vi khuẩn từ âm đạo, cổ tử cung di chuyển vào tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng gây ra tình trạng áp xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của viêm vùng chậu:
- Đau nhẹ vùng bụng dưới, ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau.
- Dịch âm đạo bất thường.
- Đau khi đi tiểu, khi quan hệ tình dục.
- Nôn, buồn nôn.
- Sốt và ớn lạnh.
- Máu kinh xuất hiện bất thường.
Bệnh viêm vùng chậu cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bởi bệnh có thể gây biến chứng nguy hại đến sức khỏe chị em phụ nữ như: mang thai ngoài tử cung, áp xe tai vòi – buồng trứng, đau vùng chậu mãn tính, thậm chí là vô sinh. Vì vậy, chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu nào như trên nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.
9. Bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là túi chứa đầy dịch hoặc chất rắn như bã đậu, bên ngoài có vỏ bọc, phát triển bất thường trên hoặc trong buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay sự tích tụ dịch tạo thành.
Thông thường các khối u nang buồng trứng tiến triển âm thầm, triệu chứng mơ hồ hoặc không có triệu chứng, đôi khi tự biến mất. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:
- Đau vùng chậu, thắt lưng hoặc đùi.
- Đau tức bụng dưới, ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau.
- Chướng bụng, đầy hơi, bụng to, sờ thấy khối u.
- Buồn nôn và nôn.
Khi thấy đầy hơi liên tục, nôn, buồn nôn chị em nên cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu tế bào ác tính ở buồng trứng ở buồng trứng do các khối u ác tính không vỡ, sẽ biến chứng thành ung thư gây hoạt tử và nhiễm trùng.
Ngoài ra, u nang buồng trứng có thể gây ra những biến chứng như: xoắn cuống nang, xoắn buồng trứng, nhiễm khuẩn u nang, vô sinh, hiếm muộn…
Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào không nguy hiểm?
Bên cạnh những bệnh lý gây đau bụng dưới bên phải khi ấn vào thì cũng có một số nguyên nhân thông thường gây ra như do đầy hơi chướng bụng, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, lượng khí tích tụ gây chướng, đau phần bụng dưới bên phải khi ấn vào.
Ngoài ra, ở một số chị em phụ nữ, đau phần bụng dưới bên phải và bên trái thường xảy ra trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt. Nguyên do là tử cung co thắt để làm bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không được xảy ra.
Với những nguyên nhân thông thường này, người bệnh không nên quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi, thực hiện biện pháp chăm sóc, ăn uống tại nhà là triệu chứng sẽ cải thiện.
Cách giảm đau bụng dưới bên phải
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau để làm dịu cơn đau dưới đây:
Một số mẹo nhỏ giảm đau bụng dưới bên phải
1. Chườm ấm
Chườm ấm là phương pháp được áp dụng hầu hết trong các trường hợp đau bụng. Nhiệt độ ấm giúp giãn cơ bụng, điều hòa nhu động ruột, giảm cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích, đau bụng dưới.
Thực hiện phương pháp chườm ấm rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ nước ấm vào túi chườm, chai thủy tinh hoặc dùng khăn nhúng nước ấm chườm lên vị trí đau giúp giảm triệu chứng đau nhanh chóng.
2. Uống trà thảo dược
Để cải thiện cơn đau bụng không thể không nhắc đến trà thảo dược. Một số loại trà thảo dược lành tính thường được sử dụng để cải thiện các cơn đau bụng như gừng, mật ong, bạc hà… Cụ thể như sau:
- Trà cam thảo: Cam thảo có khả năng giảm co thắt, giải độc, mát gan. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cam thảo giúp giảm đau bụng nhanh bằng cách tạo ra một lớp nhầy bảo vệ niêm mạc ống tiêu hóa trước sự tấn công của vi khuẩn.
- Trà gừng – mật ong: Trong gừng có chứa hoạt chất gingerols và shogaol giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, giảm cơn đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
- Trà bạc hà: Bạc hà là loại thảo dược giúp làm dịu các chứng đau trong cơ thể, bao gồm cả đau bụng. Trong lá bạc hà có tinh dầu và methol giúp các cơ co bóp trong ruột được thư giãn, làm giảm cảm giác đau nhận được ở các dây thần kinh.
Ngồi thiền
Ngồi thiền cũng là phương pháp đơn giản giúp làm giảm các cơn đau. Bởi ngồi thiền có tác dụng thư giãn thần kinh, làm giảm căng thẳng, từ đó giúp làm dịu các cơn đau. Ngoài ra, ngồi thiền cũng có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa như: trào ngược, ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng đầy hơi…
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể, giúp ngăn ngừa đau bụng.Vì vậy, người bệnh nên chú ý:
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, nên uống ít nhất 2 lít nước/ ngày.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc và sữa chua.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Nên ưu tiên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, mềm, dễ tiêu, hạn chế các món chiên rán, cứng, nhiều gia vị chua, cay, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế ăn các đồ ngọt, đồ uống có ga, cà phê, nước đóng chai nhiều chất bảo quản.
- Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích.
Chế độ sinh hoạt:
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh như:
- Không thức quá khuya, ngủ đúng giờ giấc, mỗi đêm nên ngủ đủ từ 7-8 tiếng.
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài.
- Có thói quen vận động thể thao rèn luyện sức khỏe, làm tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.