Ho có đờm là tình trạng phổ biến mà bất cứ ai cũng gặp phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ hô hấp đang gặp phải các vấn đề nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị sớm. Vậy ho có đờm có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Thế nào là ho có đờm?
Đờm là chất nhầy tiết ra ở các tuyến trong đường hô hấp, chúng bao gồm: chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu, vi khuẩn, virus… Vai trò của đờm khá quan trọng, chúng giúp ngăn chặn các tác nhân gây nhiễm trùng, xâm nhập và phổi và đường thở. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người, đờm sẽ có những màu sắc khác nhau (đờm xanh, đờm vàng, đờm có mủ, đờm có máu,…)
Ho có đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ chất nhầy, dịch đờm ra khỏi đường thở. Đây là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Trường hợp người bệnh bị nhiễm vi khuẩn thì tình trạng ho sẽ thuyên giảm sau 1-2 tuần mà không cần điều trị kháng sinh. Còn do virus thì lâu hơn, ho có đờm có thể kéo dài đến 3 tuần hoặc hơn.
Ho có đờm nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây ho có đờm là do nhiễm trùng phổi và viêm đường hô hấp. Điều này làm kích thích tăng sinh ở đường hô hấp khiến đường thở nhạy cảm hơn, từ đó tiết ra nhiều đờm. Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như:
- Hút thuốc: Hút nhiều thuốc sẽ gây tổn thương phổi bởi trong thuốc có chữa nicotin, gây bệnh đường hô hấp.
- Dị ứng: Những người hay bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật, khói bụi, dị nguyên trong không khí sẽ gây ho có đờm.
- Cảm cúm: Người mắc bệnh có những triệu chứng như ho, đờm có màu vàng loãng.
- Viêm phổi: Người bị viêm phổi có tần suất ho nhiều, đi kèm với đó là ho đờm vàng, tức ngực.
- Lao phổi: Người bệnh có biểu hiện sốt vào chiều tối, ho liên tục, ho đờm trắng đục hoặc ho đờm có lẫn máu.
- Giãn phế quản: Triệu chứng ho đờm thường xuất hiện vào buổi sáng, đờm có màu vàng đọc, đặc như mủ.
Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không?
Ho có đờm không nguy hiểm nếu như được điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài nhiều hơn 3 tuần thì người bệnh có thể đã bị ho đờm mãn tính. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
- Bệnh lao phổi: Đây có thể là nguyên nhân khiến khiến cho tình trạng ho có đờm mãi không dứt. Người bệnh có thể ho ra máu, biến chứng gây suy hô hấp và tử vong.
- Phổi tắc nghẽn mãn tính: Khi mắc bệnh, tình trạng ho đờm, khó thở sẽ xuất hiện thường xuyên, ngay cả khi bạn nghỉ ngơi. Chúng có thể tăng lên khi vận động hoặc có tác nhân gây đợt cấp của bệnh.
- Giãn phế quản: Các triệu chứng của bệnh khá giống với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Thế nhưng người bệnh sẽ thấy xuất hiện đờm có màu vàng, xanh hoặc có máu.
- Ung thư vòm họng: Khi các tác nhân gây viêm nặng, phá vỡ thành họng, người bệnh sẽ ho ra máu có mùi hôi. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi có thể gây tử vong.
Người bệnh không nên chủ quản bởi ho đờm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, bệnh nhân cần chủ động đến thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám nếu thấy xuất hiện những triệu chứng sau:
- Ho đau rát họng, ho không thuyên giảm.
- Ho đờm có máu.
- Xuất hiện nhiều dịch đờm hơn.
- Cứng cổ.
- Sốt cao.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Phát ban.
Cách điều trị ho có đờm hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây y
Để làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh, một số loại thuốc được sử dụng như sau:
- Thuốc long đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng đờm để người bệnh dễ dàng tống chúng ra ngoài theo phản xạ ho. Các loại thuốc chứa các hoạt chất như: acetylcystein, muối amoni, bromhexin, natri benzoat, terpin có tác dụng long đờm tốt.
- Thuốc giảm ho: Dextromethorphan được sử dụng để làm giảm ho nhờ ức chế trung tâm ho.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm ho như: diphenylhydramin, chlopheniramin…
- Thuốc giãn phế quản: Thuốc được dùng trong trường hợp người bệnh ho đờm cảm thấy khó thở. Một số loại thuốc được dùng như: salbutamol, fenoterol, bambuterol, formoterol.
Phương pháp dân gian
Phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi các nguyên liệu đều từ thiên nhiên, an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng.
Trà gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virus gây đờm. Người bệnh sử dụng 1 củ gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Đem chúng đi đun với nước sôi rồi sử dụng, uống nước trà gừng khi còn ấm. Để gia tăng thêm hương vị có thể cho thêm chút mật ong.
Lá hẹ và đường phèn
Kết hợp lá hẹ với đường phèn có thể làm dịu cổ họng, tiêu đờm nhanh chóng. Cần chuẩn bị 5-10 lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt khúc ngắn rồi trộn cùng với đường phèn đem đi hấp cách thủy. Đến khi lá hẹ chín thì có thể dùng cả nước lẫn cái để ăn khoảng 2-3 lần/ ngày.
Quả lê
Theo đông y, quả lê có vị thanh ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, bổ phế, tán phong. Sử dụng quả lê rửa sạch, cắt đầu rồi khoét ruột, loại bỏ hạt. Cho thêm khoảng 3-4 viên đường phèn vào phần đã khoét rồi đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Ăn cả thịt lê, nước lê khi còn ấm, mỗi ngày 2 lần.
Thay đổi lối sống
Người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị ho đờm như:
- Uống nhiều nước ấm (khoảng 1,5-2 lít) tùy theo nhu cầu của cơ thể.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
- Không ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi có thể gây kích thích cổ họng làm tăng dịch đờm.
- Không uống đồ uống có cồn, gas và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi hoặc trở lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí tránh làm khô họng, mũi.
- Kê cao đầu khi ngủ để mũi được thông thoáng hơn.
- Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.