Ho nhiều khiến cho người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, làm ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Vậy tình trạng ho nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nhé.
Mục lục
Ho nhiều là do đâu?
Ho nhiều là tình trạng người bệnh bị ho liên tục hơn 3 tuần không khỏi. Thậm chí tình trạng này còn không thuyên giảm khi người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị. Ho nhiều có thể là do các kích thích bên ngoài tác động hoặc do các bệnh lý về đường hô hấp. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các biểu hiện như: đau rát họng, ngứa họng, ho kèm đờm, ngạt hoặc chảy nước mũi, thở khò khè, khản tiếng. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người mắc bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho nhiều như:
- Hút nhiều thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc.
- Bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nên thường xuyên bị ho.
- Viêm mũi xoang khiến cho dịch viêm chảy xuống họng gây kích thích ho.
- Mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Một số chất kích ứng làm kích thích cơ chế miễn dịch dị ứng dẫn đến ho mãn tính.
- Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trong thời gian dài sẽ gây ho trong thời gian sử dụng.
Ho nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Ho gà
Ho gà là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đây là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính. Các dấu hiệu ban đầu trẻ thường gặp như là: sốt, mệt mỏi, chán ăn, ho nhiều, ho dữ dội. Các triệu chứng này gần giống với cảm lạnh nên cha mẹ thường dễ bị nhầm lẫn.Khi bệnh tiến triển nặng hơn, sau cuối các cơn ho thì trẻ nhỏ sẽ xuất hiện nhiều đờm dãi, đi kèm với buồn nôn, thở khó, chảy máu cam.
Đối với trẻ sơ dinh, ho gà thường khiến cho trẻ ngưng thở vài giây rồi khi dứt cơn ho lại thở bình thường. Bởi vậy đây là tình trạng khá nguy hiểm nên phụ huynh cần phải chú ý theo dõi khi trẻ có triệu chứng giống bị cảm.
Hen suyễn
Ho nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Tình trạng này xảy ra là do đường thở bị viêm, tiết ra nhiều dịch đờm. Từ đó làm cho hệ hô hấp bị co thắt khi gặp các chất kích thích, gây ngăn cản không khí đi phải phổi. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu oxy nên thường ho nhiều, ho liên tục.
Viêm xoang
Viêm xoang mũi sẽ làm tiết ra nhiều dịch nhầy. Khi các dịch này bị chảy xuống phía sau cổ họng và gây kích thích hầu họng, dẫn đến ho nhiều. Người bệnh thường ho vào sáng sớm hoặc đêm.
Viêm phổi
Người bị viêm phổi thường ho nhiều vào ban đêm. Nguyên nhân là do phổi bị viêm nhiễm, gây ra nhiều dịch nhầy làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp. Cơ thể sẽ xảy ra phản xạ ho để làm sạch phổi và ngăn nhiễm trùng nặng hơn. Bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng như: ho đờm xanh, ho lẫn máu, khó thở, sốt cao, tức ngực,…
Lao phổi
Người bị bệnh lao phổi thường khởi phát các biểu hiện như: ho nhiều, tức ngực, khó thở, sút cân, ho ra máu, ra nhiều mồ hôi về đêm. Người bệnh cần phải thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Ung thư phổi
Đây là bệnh lý về đường hô hấp khó điều trị nhất. Các triệu chứng bao gồm như: ho nhiều, ho dai dẳng hơn 3 tuần, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sốt, mệt mỏi, sút cân. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu nên khi thấy xuất hiện các triệu chứng thì đã chuyển sang mức nặng hơn.
Bị ho nhiều phải làm sao để cải thiện?
Dùng thuốc Tây y
Khi cơn ho xuất hiện nhiều và liên tục, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Một số loại thuốc được chỉ định phổ biến như:
- Thuốc kháng viêm: Thuốc kiểm soát nhiễm trùng đường thở, ngăn viêm nhiễm lan rộng. Các thuốc kháng viêm như Ibuprofen, Diclophenac, Betamethason,…
- Thuốc ho: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của trung tâm thần kinh, làm giảm các cơn ho. Dextromethorphan, Codein, … là những thuốc thường được sử dụng để giảm ho.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng trong trường hợp ho do vi khuẩn gây ra. Kháng sinh thường dùng là nhóm beta-lactam như: Penicillin, Amoxicillin,… Nhóm thuốc này không dùng cho ho do virus.
- Thuốc đặc trị bệnh: Thuốc điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm giảm ho nhanh chóng.
Phương pháp dân gian
Lá diếp cá
Diếp cá có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chống viêm. Trong lá diếp cá còn có nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp trị ho hiệu quả.
Rau diếp cá đem đi rửa sạch, xay nhuyễn. Cho nước vo gạo lần 2 cùng với rau đã xay vào nồi đun sôi khoảng 20 phút. Để nước nguội rồi chắt bỏ bã, uống nước cốt. Mỗi ngày nên uống từ 2-3 lần.
Gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, thường được dùng để làm giảm ho, tiêu đờm, giảm đau rát họng nhanh chóng. Không chỉ vậy, trong thành phần của gừng còn chứa hoạt chất Gingerol có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây ho. Bởi vậy cách trị ho bằng gừng được nhiều người áp dụng thực hiện bởi hiệu quả trị bệnh rất tốt.
Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi đem đi thái sợi. Cho vào ấm, đổ thêm nước sôi vào hãm khoảng 15-20 phút. Uống trực tiếp khi nước còn ấm. Bạn có thể đổ thêm mật ong vào để vị dễ uống hơn.
Tỏi
Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin được ví như một chất kháng sinh có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể.
Bệnh nhân có thể sử dụng tỏi sống để làm giảm ho. Tỏi sau khi bóc vỏ thì thái lát mỏng, ngậm trực tiếp cho đến khi hết vị cay thì có thể nhai nuốt từ từ. Mỗi ngày ngậm từ 3-4 lát tỏi, tránh lạm dụng bởi có thể gây ra cảm giác bỏng rát. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng tỏi kết hợp với các thực phẩm như thịt, rau củ, cá,…
Chăm sóc tại nhà
Người bệnh có thể chăm sóc sức khỏe tại nhà để cải thiện tình trạng ho nhiều.
- Uống nhiều nước ấm để làm dịu niêm mạc họng, làm ẩm họng, từ đó sẽ làm giảm được các cơn ho.
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích đường thở như: bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, lông động vật,…
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết chuyển mùa hoặc thời tiết lạnh.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất để cơ thể nâng cao sức đề kháng. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh,…
- Hạn chế ăn các thực phẩm có gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga,…
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.