Có nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe gây đau bụng bên trái khi ấn vào như: bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa,… Cơn đau này có thể chỉ là triệu chứng của một lý bệnh đơn giản nhưng cũng có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn tình trạng này nguy hiểm ra sao, mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin ngay sau đây.
Mục lục
Ấn vào bụng dưới bên trái thấy đau nguy hiểm thế nào?
Khu vực bụng dưới bên trái là nơi tập trung nhiều cơ quan thiết yếu của cơ thể, trong đó chủ yếu là cơ quan tiêu hóa và bài tiết. Khi ấn vào bụng dưới bên trái thấy đau có thể bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe như:
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng xảy ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chính của rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống, sử dụng kháng sinh lâu ngày, stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài…. Ấn vào bụng dưới bên trái thấy đau là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn còn có một số triệu chứng như:
- Bụng chướng hơi, khó tiêu, buồn nôn.
- Đau bụng âm ỉ, dữ dội.
- Rối loạn đại tiện, tiêu chảy, táo bón xen kẽ, phân không thành khuôn, rắn, nát thất thường.
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng thường gặp nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Bởi nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm như: hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, xuất huyết đại tràng, thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, trường hợp rối loạn tiêu hóa có các biểu hiện nghiêm trọng như: sốt cao, đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước… bạn cần đến bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt. Đây là các rối loạn chức năng của đại tràng, tái phát nhiều lần nhưng không tìm thấy bất kỳ tổn thương nào tại ruột. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do lạm dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
Ấn vào bụng dưới thấy đau là một trong những dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết bệnh qua một số biểu hiện dưới đây:
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Tiêu chảy, táo bón hoặc vừa tiêu chảy xen lẫn táo bón, có chất nhầy trong phân.
- Đau quặn bụng, đau co thắt bụng, đau nhiều sau khi ăn no, ăn thực phẩm không hợp.
- Mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu.
Hội chứng ruột kích thích rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, biện pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để duy trì chung sống hòa bình với bệnh.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương trong niêm mạc đại tràng. Nguyên nhân chủ yếu của viêm đại tràng do ăn uống sinh hoạt không khoa học, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, thiếu máu…
Tùy thuộc vào mức độ tình trạng viêm mà triệu chứng viêm đại tràng ở mỗi người bệnh khác nhau. Bên cạnh triệu chứng ấn vào bụng dưới thấy đau khi bị viêm đại tràng thì bạn có thể kèm theo một số dấu hiệu:
- Đau quặn bụng dưới rốn, đau bên trái hoặc phải, đau dọc theo khung đại tràng, đau khi ăn thực phẩm lạ, sau khi đi đại tiện cảm giác đau giảm dần.
- Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, đi không hết phân.
- Đi ngoài có mủ nhầy, máu tươi hoặc máu đen.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, người mệt mỏi.
Việc điều trị viêm đại tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn, mức độ bệnh, thể trạng người bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị như: sử dụng thuốc, phẫu thuật cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có thói quen khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh nhằm phát hiện, điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nhiễm trùng tại đường tiết niệu. Do bàng quang ở vị trí bụng dưới nên khi bộ phận này bị viêm nhiễm ấn vào bụng dưới có cảm giác đau và kèm theo một số dấu hiệu sau:
- Tiểu dắt, tiểu nhiều lần trong ngày.
- Tiểu ra máu, nước tiểu đục có mủ, mùi hôi khó chịu.
- Cảm thấy đau và nóng rát mỗi khi đi tiểu.
- Đau vùng bụng dưới, đau mỏi lưng, khó chịu vùng xương chậu.
- Đau rát khi quan hệ tình dục.
- Sốt nhẹ, gai người.
- Mệt mỏi, đau đầu.
Bệnh viêm bàng quang không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng thận, suy thận, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Để điều trị viêm bàng quang, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc những thuốc hỗ trợ khác tùy thuộc vào mức độ và thể trạng sức khỏe của người bệnh.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu hay còn được gọi là viêm đường tiểu. Đây là tình trạng trong nước tiểu có sự xâm nhập của vi khuẩn khiến một số cơ quan trong hệ tiết niệu bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chính của viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E.coli. Ngoài ra còn do thói quen vệ sinh, quan hệ tình dục…
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh có triệu chứng:
- Ấn vào bụng dưới bên trái thấy đau.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Tiểu rắt tiểu són nhiều lần.
- Nước tiểu có màu đục, lẫn máu hoặc mủ.
- Nước tiểu có mùi hôi nồng.
- Đau quặn thắt bụng dưới, phần lưng.
Qua thăm khám, xét nghiệm và nội soi bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu phù hợp tránh bệnh diễn biến phức tạp.
Sỏi thận
Sỏi thận hay còn được gọi là sạn thận được hình thành từ những khoáng chất và muối có trong nước tiểu kết tinh lại. Tùy từng trường hợp, nếu sỏi nhỏ có thể được đào thải qua đường nước tiểu không gây đau đớn. Nếu sỏi lớn di chuyển xuống niệu quản (ống dẫn nước tiểu nối từ thận đến bàng quang) sẽ ngăn chặn dòng nước tiểu và làm cho thận sưng lên, gây co thắt niệu quản dẫn đến một số triệu chứng như:
- Đau nhói hoặc đau dữ dội vùng bụng dưới bên trái – phải khi ấn vào, đau lan ra sau lưng, dưới xương sườn.
- Tiểu đau buốt, tiểu dắt, tiểu són, nóng rát khi đi tiểu.
- Tiểu ra máu.
- Sốt, gai người ớn lạnh.
- Nôn và buồn nôn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại điều trị sỏi thận như: dùng thuốc, phẫu thuật tán sỏi… Điều quan trọng, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần thăm khám để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh diễn biến nặng khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.
Viêm túi thừa
Túi thừa đại tràng có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiêu hóa. Viêm túi thừa là tình trạng có một hay nhiều túi thừa vị viêm nhiễm sưng đỏ. Nguyên nhân dẫn đến viêm túi thừa vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành túi thừa và gây viêm như: chế độ ăn uống, thuốc lá, tuổi tác, ít vận động…
Biểu hiện dễ gặp nhất của viêm túi thừa là đau vùng bụng dưới bên trái khi ấn vào, lúc đầu đau nhẹ, sau vài ngày cơn đau dữ dội hơn. Ngoài ra, viêm túi thừa còn có một số triệu chứng:
- Đại tiện phân lỏng, khô, táo bón,
- Đại tiện phân có máu tươi.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn.
- Đau rát khi đi tiểu tiện.
- Sốt cao.
Tuỳ theo tình trạng viêm túi thừa mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ túi thừa. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh túi thừa bị viêm nhiễm.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình hiện tượng thừng tinh – cuống tinh hoàn bị xoay xoắn quanh trục của nó gây tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn khiến tinh hoàn bị thiếu máu, tổn thương và hoại tử. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bẩm sinh, phản xạ thừng tinh, chấn thương, sinh hoạt tình dục không đúng cách…
Người bệnh xoắn tinh hoàn thường có một số biểu hiện như sau:
- Bìu sưng tấy, đau đột ngột dữ dội.
- Đau bụng dưới bên trái khi ấn vào.
- Chạm nhẹ vào tinh hoàn cảm giác đau tăng lên.
- Nôn, buồn nôn.
Tình trạng xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật ngay lập tức để tránh tình trạng phù nề, hoại tử. Vì vậy, khi có triệu chứng đau đột ngột ở bìu, cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng của ổ bụng như: mạc nối, ruột… không nằm ở vị trí thông thường, chúng chui xuống vùng bẹn tạo thành túi thoát vị. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn có thể do làm việc nặng, chấn thương vùng bẹn, ho, táo bón mãn tính…
Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thường có triệu chứng:
- Xuất hiện các khối phồng ở vùng bẹn khi đứng lâu, ho, hoặc rặn.
- Đau vùng bụng dưới bên trái, nhất là khi ấn vào.
- Da bìu sưng tấy đỏ.
- Táo bón, đi phân có máu.
- Sốt, mệt mỏi, buồn nôn.
Để điều trị thoát vị bẹn, phương pháp chính vẫn là phẫu thuật. Bởi đây là tình trạng khẩn cấp cần giải quyết ngay lập tức, nó có thể gây biến chứng gây nguy cơ tử vong cao như: tắc ruột, hoại tử ruột, mạc nối lớn, nhiễm trùng máu… Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ, bạn cần bệnh viện khám chuyên khoa sớm.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một khối u dạng nước, dịch hoặc rắn như bã đậu, bên ngoài khối u có vỏ bọc (gọi là vỏ nang) hình thành và phát triển trong buồng trứng của phụ nữ. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng.
Các khối u nang buồng trứng thường tiến triển âm thầm, triệu chứng mờ nhạt hoặc không gây ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào, đôi khi tự biến mất. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất.
- Đau vùng xương chậu, thắt lưng hoặc phần đùi.
- Đau tức bụng dưới, ấn vào bụng dưới bên trái thấy đau.
- Đầy hơi, buồn nôn, nôn.
- Bụng chướng hơi, to bất thường, sờ thấy khối u.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Kinh nguyệt thất thường.
U nang buồng trứng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: xoắn buồng trứng, nhiễm khuẩn u nang, vô sinh, hiếm muộn… Vì vậy, để phòng ngừa u nang buồng trứng, chị em nên có kế hoạch khám phụ khoa 6 tháng một lần để theo dõi tình trạng sức khỏe sinh sản, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm vòi trứng
Viêm vòi trứng hay còn được gọi là viêm ống dẫn trứng là tình trạng viêm nhiễm tại vòi trứng do vi khuẩn và một số tác nhân xấu khác gây ra. Viêm vòi trứng thường do tình trạng nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan sâu vào ống dẫn trứng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm vòi trứng như: quan hệ tình dục không an toàn, phá thai, có tiền sử mắc bệnh liên quan đến cổ tử cung, buồng trứng…
Các biểu hiện thường gặp của viêm vòi trứng là:
- Đau bụng dưới có thể bên trái hoặc bên phải trước kì kinh 1 tuần.
- Chu kì kinh nguyệt thất thường.
- Âm đạo ngứa ngáy khó chịu tiết ra nhiều khí hư có màu ngả vàng.
- Đau mỏi, khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Tiểu rắt, buốt.
- Buồn nôn, chóng mặt, chán ăn…
Bệnh viêm vòi trứng có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị kịp thời, không ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản. Vì vậy, bạn nên chủ động đi thăm khám, điều trị bệnh viêm vòi trứng càng sớm càng tốt.
Xem tham khảo: Ấn tay vào bụng dưới thấy đau là bệnh gì?
Ấn vào bụng dưới bên trái thấy đau khi nào không nguy hiểm?
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý gây đau bụng dưới bên trái khi ấn vào như kể trên thì cũng có một số nguyên nhân thông thường gây ra như:
- Ăn thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu: Ăn những thức ăn khó tiêu gây ấm ách bụng, bụng căng chướng, đầy hơi, khó tiêu gây hiện tượng ấn vào bụng dưới bên trái thấy đau.
- Do sinh lý: Chị em phụ nữ trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới bên trái hoặc phải bởi tử cung co thắt để làm bong lớp niêm mạc tử cung khi trứng không được thụ thai.
Với những nguyên nhân thông thường này, bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi, thực hiện biện pháp chăm sóc, ăn uống tại nhà là triệu chứng sẽ cải thiện.
Làm gì để giảm đau bụng dưới?
Để giảm đau bụng dưới, người bệnh có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Thăm khám sớm
Với những trường hợp đau bụng dưới bên trái mức độ nhẹ, bạn có thể giảm đau bằng các phương pháp tại nhà hoặc dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn. Tuy nhiên, các cơn đau dữ dội và bộc phát, kéo dài cần phải được thăm khám từ bác sĩ và chăm sóc bởi trang thiết bị y tế hiện đại. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần đi khám sớm:
- Giảm cân đột ngột.
- Mệt mỏi kéo dài.
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Đi ngoài phân có lẫn máu
- Phụ nữ xuất hiện dịch âm đạo bất thường.
- Khi dừng thuốc thì dấu hiệu đau trở lại.
Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà
Với trường hợp cơn đau bụng dưới không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số mẹo để cải thiện như:
1. Chườm ấm
Chườm ấm là phương pháp dễ thực hiện và được áp dụng trong hầu hết trường hợp đau bụng. Nhiệt độ nóng từ túi chườm giúp thư giãn cơ bụng, điều hòa nhu động ruột và giảm đau bụng dưới hiệu quả.
Để áp dụng phương pháp chườm ấm, bạn chỉ cần sử dụng túi chườm, chai thuỷ tinh đổ nước ấm vào hoặc dùng muối rang nóng. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn nhúng nước ấm chườm lên vùng bụng đang bị đau sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau nhanh chóng.
2. Massage bụng
Massage là mẹo giảm đau bụng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Động tác massage tạo áp lực vừa giúp vùng bụng được ấm lên khiến cho khí huyết được lưu thông. Để phương pháp này hiệu quả hơn, bạn có thể cho một ít dầu ấm vào tay, xoa đều 2 tay cho ấm lên và massage nhẹ nhàng theo vòng tròn ở phần bụng dưới trong vòng 5 – 10 phút, cơn đau sẽ dịu dần.
3. Tập yoga
Yoga là phương pháp giúp giảm cơn đau bụng hiệu quả. Bạn có thể tập một số động tác như: quỳ gối, uốn cong đầu gối rồi ngồi lên gót chân, cúi thấp người cho đến khi trán chạm đất. Động tác này nên duy khoảng 15 – 30 giây, thả lỏng và sau đó tiếp tục lặp lại.
3. Uống trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược rất tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện đau bụng rất tốt như:
- Trà hoa cúc: Trong hoa cúc có chứa tinh dầu Volatite và Flavonoid giúp chống co thắt, giãn cơ, điều chỉnh nhu động ruột, có các đặc tính giảm đau, chống viêm tự nhiên.
- Trà gừng: Trong gừng có chứa hoạt chất Gingerols và Shogaol giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, giảm cơn đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
- Trà bạc hà: Trong lá bạc hà có hoạt chất Methol và tinh dầu thư giãn cơ ruột và giảm đau hiệu quả.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa tình trạng đau bụng. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý:
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp quá trình tiêu hóa và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể được tốt hơn.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm tươi, sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Có thói quen ăn chín, uống sôi, tránh ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, gia vị chua, cay.
- Hạn chế bia, rượu, nước ngọt có ga, thuốc lá, chất kích thích.
- Có chế độ ăn ngủ đúng giờ, không thức khuya, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
- Có thói quen vận động thể thao, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.